10 đặc trưng của nhà máy thông minh trong cách mạng công nghệ 4.0

03/03/2021by Hợp Long

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất với điểm sáng là nhà máy thông minh (Smart Factory). Đây là động lực đổi mới và tăng trưởng cho doanh nghiệp nhằm góp phần kiến tạo một nền sản xuất thông minh, hiện đại.

Nhà máy thông minh – Tương lai của mọi doanh nghiệp sản xuất

Trong lĩnh vực sản xuất, vận hành mô hình nhà máy thông minh hay còn được biết đến là Smart Factory, Digital Factory và Connected Factory không còn là khái niệm xa lạ. Đây là thuật ngữ mô tả một môi trường nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện quy trình thông qua tự động hoá và tối ưu hoá. Đây là khả năng được xây dựng thông qua việc vận dụng phối hợp các công nghệ 4.0 như AI (trí tuệ nhân tạo), Big data (dữ liệu lớn), IIoT (internet của vạn vật trong công nghiệp), các hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến như ERP hay MES… Sự phối hợp này cho phép nhà máy thông minh có thể tự vận hành phần lớn các tác vụ với khả năng tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Thực tiễn cho thấy hình thức nhà máy thông minh đã phát triển một cách vũ bão, đặc biệt là ở các thị trường, ngành hàng có mức độ cạnh tranh cao.

9 đặc trưng của nhà máy thông minh trong cách mạng công nghệ 4.0

Mô hình nhà máy thông minh hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thu thập dữ liệu một cách có định hướng để góp phần kiểm soát QCD (Quality – Chất lượng, Cost – Chi phí, Delivery – Tiến độ giao hàng) trên toàn bộ chuỗi giá trị, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần mở rộng phạm vi cơ hội gia nhập thị trường quốc tế. Điều này được xây dựng thông qua 9 đặc trưng hàng đầu của mọi nhà máy thông minh:

1/ Tự động hóa: CMCN 4.0 bùng nổ với sự ra đời của máy móc thông minh kết hợp với robot công nghiệp cùng những chiếc xe tự hành AGV đã góp phần mở rộng và nâng cao khả năng tự động hóa trong các nhà máy sản xuất hiện nay. Từ việc vận hành quá trình sản xuất một cách tự động, con người không phải tham gia hoặc tham gia rất ít vào quá trình sản xuất.

2/ Thông minh: Những thiết bị thông minh được sử dụng phổ biến trong nhà máy 4.0 như cảm biến, RFID, thiết bị quét mã QR Code… nhằm thu thập dữ liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất – vận hành, phục vụ quản lý năng suất dây chuyền sản xuất, vị trí hàng hóa, kho, chuỗi logistic…

3/ Kết nối: Tính kết nối được coi đặc tính nổi bật nhất và tạo ra sự khác biệt của Smart Factory so với những mô hình nhà máy trong các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đó. Trong đó, mạng lưới internet vạn vật trong công nghiệp (IIoT) được coi là xương sống trong việc kết nối dữ liệu từ tầng máy móc vận hành tới tầng công nghệ thông tin. Cùng với OPC – UA (một giao thức chuẩn của công nghệ 4.0), sự kết nối giữa máy móc – phần mềm càng được dễ dàng mở rộng để xử lý dữ liệu thành những thông tin quan trọng cho mục đích giám sát – quản lý sản xuất. Từ đây, mỗi doanh nghiệp có thể kết nối và xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như từ các nhà cung cấp và khách hàng cho phép cái nhìn toàn diện, thúc đẩy hiệu quả mạng lưới cung ứng tổng thể cao hơn.

4/ Thời gian thực: Kết nối đa chiều giữa máy móc – thiết bị – con người đã tạo nên một nhà máy sản xuất thông minh có sự điều hành và giám sát trong thời gian thực. giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán về sử dụng nguồn lực hiệu quả, tối ưu hóa hiệu suất thiết bị tổng thể và quản lý chuỗi cung ứng chặt chẽ.

5/ Trực quan hóa: Mục tiêu chính của trực quan hóa dữ liệu là truyền đạt thông tin hiệu quả đến người đọc thông qua các phương tiện đồ họa. Tại nhà xưởng, dữ liệu từ dây chuyền máy móc được ghi nhận trực tiếp và ngay lập tức trên các máy tính bảng công nghiệp (hoặc màn hình số cỡ lớn). Việc trực quan hóa tại hiện trường sản xuất không chỉ giúp những nhà quản lý mà còn chính các công nhân có thể cập nhật tức thì tình trạng sản xuất mỗi ngày và xử lý sự cố bất thường kịp thời. Ngoài ra, toàn bộ dây chuyền và quá trình sản xuất còn được trực quan hóa tại các phòng điều hành, giúp theo dõi & kiểm soát tổng thể từ xa mọi hoạt động tại nhà xưởng trong thời gian thực.

6/ Số hóa: Trong nhà máy thông minh, hệ thống MES & hệ thống ERP là hai nền tảng công nghệ không thể thay thế, giúp số hóa toàn bộ quy trình quản trị lõi và hoạt động vận hành trong nhà máy, tạo ra một dòng chảy thống nhất, xuyên suốt giữa các phòng ban chức năng với xưởng sản xuất. Từ đây, dữ liệu doanh nghiệp trở nên nhất quán và tức thời.

7/ Chủ động: “Dự đoán” và “Lập kế hoạch” là hai khả năng ưu việt được ứng dụng triệt để trong các nghiệp vụ bảo trì, quản lý chất lượng, quản lý vật tư… tại nhà máy thông minh. Chính những đặc điểm này đã chuyển đổi nhà máy sản xuất lên một cấp độ cao hơn, từ thụ động sang chủ động.

8/ Linh hoạt: Khi có biến động thị trường, những nhà máy thông minh có thể thích nghi và đáp ứng linh hoạt không chỉ những thay đổi về mặt vật lý (bố trí nhà xưởng), mà còn đảm bảo các yêu cầu về cân đối năng lực sản xuất và thời gian thực hiện.

9/ Toàn diện: Hệ thống báo cáo thông minh – Business Intelligence – kết nối và phân tích chuyên sâu những dữ liệu thu thập được tại tất cả các tầng vận hành để tạo ra những lát cắt trực quan bằng biểu đồ (dashboard) về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. Bức tranh toàn diện này sẽ giúp nhà quản lý điều hành công việc từ xa và ra quyết định chiến lược nhanh chóng.

10/ Tối ưu hóa: Có thể nói, sự tổng hòa các yếu tố tri thức, công nghệ, con người đã tạo nên những thế hệ nhà máy thông minh có sức mạnh vượt trội về năng lực và chất lượng sản xuất, không những thế còn có khả năng tối ưu hóa chi phí và tiến độ giao hàng.

Khi làn sóng công nghệ đang len lỏi đến từng ngõ ngách, các doanh nghiệp sản xuất cần tận dụng tối đa những tiềm năng của công nghệ, hoàn thiện quy trình vận hành cũng như nắm bắt đúng chìa khóa để chuyển đổi số thành công trong thời gian mới. Tuy nhiên, để triển khai mô hình nhà máy thông minh có hiệu quả cần một kế hoạch bàn bản, điều này đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn sâu hơn về Smart Factory, quý khách hàng và đối tác có thể liên hệ tới Hotline 1900 6536 hoặc truy cập cổng thông tin tại:

https://iiot.hoplongtech.com/

Hợp Long

Hà Nội

Trụ sở chính


1800.6345

1900.6536

hoplong.com

[email protected]

Chi nhánh

We Are Everywhere



Hệ thống chi nhánh

Văn phòng: 87 Lĩnh Nam, Hà NộiKho: 946 Bạch Đằng, Hà NộiNhà máy: 22/64 Sài Đồng , Hà NộiCN1: 27 Vũ Giới – Bắc NinhCN2: 23 – BS1 Khu Đô thị PG, An ĐồngCN3: 35 Chu Mạnh Trinh, Đà Nẵng55 Minh Phụng, Tân Thới Nhất, Q12, HCM


Hợp Long Social

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi Hoplong trên mạng xã hội để cập nhật các thông tin và hoạt động mới nhất.