Hợp Long, Author at Công ty cổ phần công nghệ Hợp Long - Page 2 of 16

25/11/2021
autonics2.jpg

[THÔNG BÁO] Autonics thay đổi bảng giá niêm yết sản phẩm

HopLong Tech trân trọng gửi tới Quý khách hàng thông báo mới nhất của hãng Autonics v/v thay đổi bảng giá niêm yết các sản phẩm.

Cụ thể, do tình trạng khan hiếm nguyên liệu thô trên toàn cầu, giá cả tăng vọt, chi phí logistics cũng tăng lên, Autonics thông báo chính thức về giá niêm yết các sản phẩm của Autonics sẽ được thay đổi kể từ 01 tháng 12 năm 2021.

Tỷ lệ tăng trung bình cho các dòng sản phẩm như sau:

Cảm biến vùng (Area sensors): 14%

Bộ đếm (Counters): 4%

– Đồng hồ đo kỹ thuật số (Digital panel metters): 9%

– Cảm biến sợi quang (Fiber optic sensors): 9%

Cảm biến quang điện (Photoelectric sensors): 10%

Cảm biến áp suất (Pressure sensors): 5%

Cảm biến tiệm cận (Proximity sensors): 4%

Bộ mã hóa vòng quay (Rotary encoder): 10%

Bộ điều khiển nhiệt độ (Temperature controllers): 8%

Bộ định thời gian (Timer): 10A%

Thay đổi giá được áp dụng với các đơn đặt hàng mới nhận kể từ 01/12/2021 (Các đơn hàng trước 30/11 vẫn giữ nguyên giá cũ).

Kính mong quý khách hàng tham khảo và sử dụng thông tin cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình!

— — —- —-

Hợp Long là nhà phân phối chính thức của Autonics, Quý khách hàng tham khảo sản phẩm tại: https://hoplongtech.com/product-category/autonics

Hoặc liên hệ ngay tới số Hotline 1900 6536 để nhận được sự tư vấn và chăm sóc chu đáo nhất từ đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi.


22/11/2021
Schneider-LVR05500A40T.jpg

Cuộn kháng là gì? Có công dụng gì trong công nghiệp? Hay cấu tạo và chức năng của cuộn kháng như thế nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thấu hiểu điều đó, trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi trên để bạn đọc tham khảo.

Cuộn kháng là gì?

Cuộn kháng hay chính là một cuộn dây có điện cảm không đổi. Sản phẩm này có công dụng giúp hạn chế dòng ngắn mạch mà vẫn đảm bảo duy trì một trị số điện áp tại một mức nhất định nếu như có sự thay đổi bất ngờ của dòng điện.

Cấu tạo cuộn kháng

Về cơ bản, cuộn kháng có cấu tạo khá đơn giản gồm 1 cuộn dây được quấn quanh một lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua thì cuộn dây sẽ sinh ra từ trường và từ trường này sẽ sinh ra cảm ứng để hãm biến thiên dòng trong cuộn.

Cuộn kháng gồm mấy loại?

Để phân loại cuộn kháng thường có 2 cách sau:

+ Phân loại cuộn kháng theo điện áp

+ Phân loại cuộn kháng theo công dụng

Phân loại cuộn kháng theo điện áp sẽ có:

+ Cuộn kháng hạ thế:điện áp dao động từ 440V đến 1000V

+ Cuộn kháng trung thế: điện áp dao động từ 1000V trở lên

Phân loại cuộn kháng theo công dụng

+ Cuộn kháng dùng để bảo vệ thiết bị điện công nghiệp

+ Cuộn kháng đóng vai trò bảo vệ biến tần

Chức năng của cuộn kháng để bảo vệ thiết bị điện công nghiệp

Cuộn kháng được sử dụng cho tụ bù với chức năng để bảo vệ tụ bù, relay bù và các thiết bị đóng cắt. Ngoài ra, cuộn kháng cũng có thể kết hợp với tụ bù để loại bỏ những thành phần sóng hài. Từ đó giúp tăng chất lượng điện cho hệ thống.

Nhiều người cũng sử dụng kết hợp cuộn kháng với tụ bù để tạo thành mạch LC (lọc sóng hài), tần số này phụ thuộc vào độ tự cảm của điện dung tụ bù và cuộn kháng.

Chức năng của cuộn kháng cho biến tần

Trên thị trường hiện có 2 loại cuộn kháng cho biến tần:

Cuộn kháng đầu vào biến tần (cuộn kháng AC hay AC reactor)

Cuộn kháng đầu ra biến tần (cuộn kháng DC – DC reactor)

Dựa trên các đặc tính dòng không đổi nên cuộn kháng giữ chức năng ổn định dòng để động cơ, giúp biến tần hoạt động trơn tru khi thay đổi tốc độ hoặc thay đổi tần số.

Trên đây là các thông tin về cuộn kháng cũng như chức năng của cuộn kháng trong thực tế cho bạn đọc tham khảo. Bất cứ thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline 1900 6536 để được giải đáp.

Hợp Long với hơn 1 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực thiết bị tự động hóa và giải pháp phần mềm, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách những sản phẩm chất lượng đến từ các thương hiệu hàng đầu: Schneider, Omron, Idec, LS….
Xem thêm:
Cuộn kháng – Cấu tạo, chức năng, ứng dụng


19/11/2021
admin_prdlt12-8do-c.jpg

Ngày nay, rất nhiều nhà máy sử dụng các thiết bị cảm biến để phục vụ việc sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người băn khoăn không biết cảm biến có vai trò như thế nào trong nhà máy? Trong bài chia sẻ này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc quan tâm tham khảo.

Hợp Long phân phối thiết bị cảm biến đến từ các thương hiệu hàng đầu: Autonics, Omron….

Vai trò của cảm biến trong nhà máy

Cảm biến hỗ trợ thu thập dữ liệu cho phần mềm giám sát máy thiết bị và hệ thống quản lý năng lượng

Đây là một tính năng vô cùng quan trong của cảm biến. Theo đó, cảm biến cung cấp khả năng hỗ trợ giao tiếp có dây/không dây và tổng hợp dữ liệu rồi truyền tải dữ liệu cho máy tính. Dữ liệu này sẽ được người quản lý sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau như để quản lý năng lượng, hoạch định nguồn lực ERP….

Đối với các nhà máy có số lượng lớn các loại cảm biến thì sau một thời gian sẽ thu thập được rất nhiều dữ liệu. Các dữ liệu này sau đó sẽ được phần mềm giám sát máy và các thiết bị tiến hành phân tích để từ đó có thể tối ưu hóa việc quản lý, tăng năng suất lao động.

Bên cạnh đó, thiết bị cảm biến ngày nay còn cho phép:

+ Theo dõi thông tin trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

+ Cung cấp thông tin chính xác cho hệ thống và phân tích của nhà máy

+ Độ phân giải cao có thể phát hiện ngay cả những thay đổi nhỏ nhất của bất kỳ thông số nào đo được

+ Độ ổn định cao, đảm bảo hiệu suất trong nhiều năm sử dụng

Với rất nhiều ưu điểm trên mà ngày nay cảm biến được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ở các nhà máy khác nhau.

Cảm biến giám sát tình trạng máy móc – phục vụ quản lý sản xuất hiệu quả

Một thiết bị sản xuất nếu bất ngờ bị hỏng thì có thể dẫn đến chi phí xử lý cực kì tốn kém. Ngoài ra, còn có thể gây ảnh hưởng đến:

+ Tuổi thọ các thiết bị trong dây chuyền sản xuất.

+ Doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí để đặt hàng gấp, chi phí vận chuyển hỏa tốc và chi phí thuê thêm nhân viên kĩ thuật để khắc phục sự cố.

+ Chi phí do quá trình sản xuất bị dừng lại: dẫn đến chậm đơn hàng, ảnh hưởng đến uy tín.

Do đó, để thiết bị luôn trong điều kiện hoạt động tốt nhất thì thiết bị cảm biến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu về điều kiện làm việc, môi trường của thiết bị. Kết quả báo cáo này sẽ được quản lý xem xét và điều chỉnh để tránh những tổn thất không đáng có.

Chi phí sử dụng cảm biến giảm xuống

Ngày nay, các chip điện tử được lắp trong cảm biến đã có những đột phá trong việc sản xuất hàng loạt giúp giá thành hạ xuống. Do đó, hệ thống quản lý năng lượng có thể trang bị được đủ số lượng cảm biến cần thiết để giám sát  mức tiêu thụ năng lượng ở nhiều dây chuyền sản xuất với chi phí phù hợp.

Trên đây là chia sẻ của Hợp Long về vai trò của cảm biến trong nhà máy. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm mua thiết bị cảm biến thì liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 1900 6536 để được tư vấn.
Xem thêm:
Tổng quan về cảm biến đo mức chất lỏng
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến từ


11/11/2021
Cam-bien-do-muc-kieu-dien-dung.jpg

Cảm biến đo mức chất lỏng là gì? hiện có những loại nào và được ứng dụng trong những lĩnh vực gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết để bạn đọc quan tâm tham khảo.

Khái niệm cảm biến đo mức chất lỏng?

Cảm biến đo mức chất lỏng là loại thiết bị chuyên dụng được sử dụng với mục đích để xác định mức hoặc lượng của chất lỏng. Để có thể đo được mức chất lỏng thì hiện chúng ta có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, phổ biến sử dụng 2 phương pháp chính là: Đo mức không tiếp xúc và đo mức tiếp xúc.

Đo mức không tiếp xúc: Công nghệ đo mức không tiếp xúc được phát triển với mục đích để giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình lắp đặt đo. Ví dụ như vị trí lắp đặt không phù hợp, trong không gian hẹp, môi trường chất lỏng không cho phép tiếp xúc với thiết bị đo.

– Đo mức tiếp xúc: Đây là phương pháp đo mà cảm biến sẽ thực hiện việc báo mức khi tiếp xúc với nước hoặc các chất lỏng cần phải đo.

Phân loại cảm biến mức chất lỏng

Tùy theo mục đích sử dụng cũng như các ứng dụng mà bạn có thể lựa chọn loại cảm biến sao cho phù hợp. Sau đây là một số loại cảm biến đo mức chất lỏng hiện đang được ưa chuộng sử dụng:

– Cảm biến đo mức nước siêu âm: Loại cảm biến này sử dụng công nghệ phát sóng từ cảm biến tới nguồn chất lỏng cần đo. Sóng âm này sẽ bị phản hồi lại khi gặp mặt nước. Cảm biến siêu âm vừa phát sóng ra, đồng thời cũng nhận sóng phản hồi lại. Dựa trên sự thay đổi của tần số mà cảm biến có thể đo được khoảng cách từ cảm biến đến mặt nước. Loại cảm biến siêu âm này phù hợp với các ứng dụng để đo mức nước mà yêu cầu không tiếp xúc với chất lỏng.

– Cảm biến đo mức nước kiểu điện dung: Đây là loại cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý về sự khác biệt hằng số điện môi chất lưu so với không khí. Điều kiện để sử dụng được thiết bị cảm biến này đó là điện môi của lưu chất phải lớn hơn hằng số điện môi của không khí. Hằng số điện môi của không khí rơi vào khoảng 1.0, hằng số của dầu 1.85-5, hằng số của nước 50 – 80.

– Cảm biến đo mức dạng phao tuyến tính: Đo mức nước dạng phao ON-OFF dùng để báo cạn hoặc báo đầy trong giới hạn của phao. Phao sẽ báo đầy khi mức nước đạt đến giới hạn trên thì Relay OFF, khi nước xuống giới hạn dưới thì Relay ON. Phao báo cạn: khi mức nước ở dưới cùng thì ON, khi mức nước tới giới hạn trên thì OFF. Cả hai mức giới hạn ON – OFF này sẽ tương ứng với NO/ NC bên trong của cảm biến đo mức nước dạng phao tuyến tính.

Ứng dụng của cảm biến mức chất lỏng

Thiết bị cảm biến đo mức chất lỏng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

– Bia, rượu, nước giải khát, sữa

– Được lắp trong các bể chứa nguyên liệu

– Bồn lọc nước RO

– Giám sát nhiên liệu: xăng, dầu…..

– Các loại máy xây dựng, động cơ đầu máy…..


01/11/2021
nguyen-ly-hoat-dong-cam-bien-tu.jpg

Cảm biến từ là thiết bị thuộc nhóm cảm biến tiệm cận (proximity sensor), là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ phát hiện vật mang từ tính, không tiếp xúc, ở khoảng cách gần (khoảng vài mm đến vài chục mm). Nhờ nhiều tính năng ưu việt này mà cảm biến từ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: nước giải khát, thực phẩm, đóng hộp, linh kiện điện tử….

Cấu tạo của cảm biến từ

Cảm biến từ có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

+ Cuộn cảm

+ Bộ cảm ứng và xử lý tín hiệu

+ Ngõ ra điều khiển

Các loại cảm biến từ hiện nay

Hiện nay có nhiều loại cảm biến từ khác nhau được bày bán trên thị trường. Theo đó, người ta thực hiện phân loại cảm biến từ dưa trên các đặc điểm sau:

+ Theo hình dáng: hình trụ và hộp

+ Theo cấu tạo: shield và un-shield

+ Theo thông số kỹ thuật: nguồn cấp, ngõ ra, tần số đáp ứng, khoảng cách phát hiện, kích thước lắp, kiểu đấu nối.

+ Theo vị trí, môi trường: dầu mỡ, nhiệt độ cao, bụi bẩn, tia hàn điện….

Nguyên lý hoạt động của cảm biến từ

Cảm biến từ có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Cụ thể, một cuộn cảm sẽ phát triển 1 từ trường khi có dòng điện chạy qua. Hay hiểu theo cách khác thì một dòng điện sẽ chạy qua 1 mạch chứa cuộn cảm khi từ trường đi xuyên qua nó thay đổi.

Ngoài ra, hiệu ứng này còn được sử dụng để phát hiện các vật thể kim loại có tương tác với từ trường hay không? Khi các chất phi kim loại như: chất lỏng, bụi bẩn… không tương tác với từ trường. Do đó, cảm biến từ có thể hoạt động ổn định trong các điều kiện môi trường ẩm ướt, bụi bẩn.

Những thông số cần quan tâm khi sử dụng cảm biến từ

Để có thể mua được thiết bị cảm biến từ phù hợp với ứng dụng thì bạn cần phải quan tâm đến các thông số kỹ thuật:

+ Khoảng cách phát hiện

+ Tần số đáp ứng

+ Kích thước, hình dáng

+ Nguồn cấp

+ Ngõ ra

+ Kiểu đấu nối

Ứng dụng của cảm biến từ trong thực tế

Với nhiều tính năng ưu việt, cảm biến từ hiện được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như để:

+ Phát hiện kim loại, các vật mang từ tính

+ Trong dây chuyền sản xuất nước giải khát, đóng hộp, thực phẩm, linh kiện,….

Hợp Long – Nhà cung cấp thiết bị tự động hóa và giải pháp phần mềm để tăng cường hiệu quả sản xuất. Chi tiết liên hệ Hotline 1900 6536 để được tư vấn chi tiết, giải đáp chính xác nhất.

Xem thêm:

Vai trò của thiết bị cảm biến trong nhà máy

Tổng quan về cảm biến áp suất


01/11/2021
cam-bien-hinh-anh-autonics.jpg

Cảm biến có vai trò như thế nào trong hệ thống sản xuất của nhà máy là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Nhất là các đơn vị đang có nhu cầu đầu tư cảm biến. Trong bài chia sẻ này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các lợi ích mà cảm biến đem lại khi được ứng dụng nhé.

Cảm biến giúp giám sát tình trạng máy móc 

Nếu một thiết bị sản xuất bất ngờ bị hỏng thì có thể dẫn đến các khoản chi phí xử lý rất tốn kém. Đặc biệt, có thể gây ảnh hưởng đến các yếu tố sau của máy móc:

+ Tuổi thọ của thiết bị trong dây chuyền sẽ bị giảm do dừng đột ngột. Bên cạnh đó còn có thể gây ra tai nạn

+ Nhiều doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí đặt hàng gấp, chi phí thuê nhân viên để khắc phục sự cố

+ Chi phí do quy trình sản xuất bị dừng lại

Đây là một số hậu quả có thể xảy ra khi thiết bị sản xuất bị hỏng. Để thiết bị hoạt động tối ưu, tránh được các khoản chi phí không đáng có thì cảm biến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu thông tin về: môi trường, điều kiện làm việc của thiết bị. Các kết quả này sẽ được thu thập và báo cáo về cho ban điều hành máy móc. Nếu việc sửa chữa và bảo trì được lên lịch trước đó thì nhà sản xuất hoàn toàn có thể lên lịch sắp xếp trước khi máy dừng hoạt động. Điều này giúp ngăn chặn việc tắt mát bất ngờ gây tổn hại máy móc, phát sinh chi phí không đáng có.

Hỗ trợ thu thập dữ liệu cho phần mềm giám sát thiết bị

Cảm biến được ưa chuộng sử dụng nhờ khả năng hỗ trợ giao tiếp không dây/có dây và tổng hợp dữ liệu rồi truyền tải dữ liệu cho máy tính. Dữ liệu này sẽ được người quản lý sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:

+ Phục vụ hệ thống hoạch định nguồn nhân lực

+ Quản lý năng lượng,…

Nếu nhà máy được lắp đặt nhiều hệ thống cảm biến thì trong thời gian dài sẽ tạo ra một khối lượng dữ liệu tương đối lớn. Các dữ liệu này sẽ được phần mềm giám sát máy tiến hành phân tích để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Để từ đó tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thiết bị cảm biến giờ đây còn cho phép người dùng:

+ Theo dõi thông tin trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

+ Cung cấp dữ liệu, thông tin một cách chính xác cho hệ thống

+ Khả năng phân tích cao để có thể phát hiện các thay đổi nhỏ nhất của bất kỳ thông số đo được nào

+ Độ ổn định cao, đảm bảo hiệu suất hoạt động của cảm biến trong nhiều năm

Nhờ các ưu điểm trên mà hiện nay cảm biến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như để:

+ Thu thập dữ liệu tại bể chứa nguyên liệu

+ Các khu vực hóa chất, lò đốt

+ Khu lắp ráp

Chi phí sử dụng cảm biến giảm xuống

Các chip điện tử được lắp đặt trong cảm biến đã mang đến những đột phá trong việc sản xuất hàng loạt giúp cho giá thành của cảm biến hạ xuống. Nhờ đó, hệ thống quản lý năng lượng có thể trang bị được đủ số cảm biến để thực hiện giám sát mức tiêu thụ năng lượng ở nhiều dây chuyền sản xuất.

Hợp Long địa chỉ uy tín, số 1 Việt Nam phân phối cảm biến áp suất. Chúng tôi có trụ sở, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng …… sẵn sàng phục vụ 24/7 ngay khi quý khách có nhu cầu.

Xem thêm:

Tổng quan về cảm biến áp suất

Nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện và biện pháp khắc phục


20/10/2021
cam-bien-ap-suat-xmlp-series-schneider.jpg

Cảm biến áp suất là gì? Có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Hay cảm biến áp suất được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết các băn khoăn trên để bạn đọc tham khảo.

Khái niệm cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất có tên tiếng anh là Pressure Transmitter. Đây là thiết bị chuyên dùng để đo áp suất của lưu chất tác động lên một mặt diện tích. Cảm biến áp suất thường được dùng để đo áp suất bên trong các hệ thống máy móc công nghiệp, đo áp suất khí, dầu, nước… nhằm mục đích cảnh báo người dùng trước khi xảy ra sự cố, thảm họa… để phục vụ cho việc giám sát trong các quy trình sản xuất.

Cảm biến áp suất có những loại nào?

1, Cảm biến áp suất tuyệt đối: Có tên tiếng Anh là Absolute Pressure Transmitter. Đây là áp suất được sử dụng để đo trong môi trường chân không, bằng áp suất tương đối cộng với áp suất khí quyển.

2, Cảm biến đo chênh áp: Dòng cảm biến này có tên tiếng anh là Differential Pressure Transmitter được sử dụng để đo sự khác biệt áp suất giữa 2 vị trí đo.

3, Cảm biến đo áp suất tương đối

Áp suất tương đối bằng áp suất tuyệt đối trừ áp suất khí quyển. Cảm biến áp suất hiện được ứng dụng rộng rãi để đo áp suất nước, áp suất khí nén, áp suất gas….

Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất thực chất là một đầu dò có chức năng thực hiện chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện dạng tương tự. Hiện nay có nhiều loại đầu dò với áp suất khác nhau như:

+ Đầu dò áp suất đầu ra kỹ thuật số

+ Đầu dò áp suất điện dung

+ Đầu dò áp suất đầu ra điện áp/dòng điện,… và nhiều dòng khác

Tuy nhiên, trong tất cả các loại đầu dò áp suất thì việc chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện đạt được bằng sự biến dạng vật lý của màng ngăn áp suất. Sau đó sẽ tạo ra sự thay đổi điện trở tỷ lệ thuận với áp suất.

Ví dụ: Cảm biến áp suất có dãy đo là từ 0-10bar, ngõ ra từ 4-20mA. Ở trạng thái áp suất bằng 0 bar thì màng áp suất bình thường, không biến dạng tín hiệu là 4mA. Khi có áp suất tác dụng lên màng biến dạng sẽ làm cho điện trở thay đổi => tín hiệu điện thay đổi. Dựa vào tín hiệu điên thay đổi từ đó chúng ta sẽ biết được giá trị áp suất.

Ứng dụng của cảm biến áp suất trong thực tế

Cảm biến áp suất hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:

+ Đo áp suất nước, áp suất khí nén, áp suất thuỷ lực, áp suất gas, áp suất các chất lỏng khác…

+ Cảm biến áp suất sử dụng để đo trong hệ thống lò hơi, thường đo trực tiếp trên lò hơi. Khu vực này cần đo chính xác & phải chịu nhiệt độ cao

+ Trạm bơm nước

+ Để điều áp hoặc điều khiển áp suất sau van điều khiển thì cảm biến áp suất đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp áp suất đầu ra sau van điều khiển

+ Trên các xe cẩu thường có các ben thuỷ lực, yêu cầu giám sát các ben thuỷ lực này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến lực kéo của ben. Vì thế họ luôn lắp cảm biến áp suất để giám sát áp suất trên các ben thuỷ lực này

+ Các tank chứa nước hoặc nguyên vật liệu thường dùng cảm biến áp suất để đo mức các tank này

Các lưu ý khi chọn mua cảm biến áp suất

Để có thể chọn mua được thiết bị cảm biến áp suất chất lượng, hoạt động bền bỉ, chính xác và phù hợp ứng dụng, mời bạn tham khảo các lưu ý khi chọn mua cảm biến áp suất.

+ Dãy đo áp suất của cảm biến là bao nhiêu?

+ Môi trường cần đo là gì? nước hay dầu, môi trường có khả năng ăn mòn cao không?

+ Nguồn ra của cảm biến là gì? 4-20mA hay 0-10V…..

+ Sai số của cảm biến áp suất

+ Khả năng chịu quá áp của cảm biến áp suất tương đối với dãy đo áp suất đang dùng

+ Nhiệt độ làm việc: có thể làm việc tốt dưới 80°C. Khi áp suất đo có nhiệt độ cao hơn 80°C, chúng ta nên dùng ống si phon để giảm nhiệt bảo vệ cho cảm biến .

Chúng tôi có trụ sở, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh …… sẵn sàng phục vụ 24/7 ngay khi quý khách có nhu cầu mua thiết bị tự động hóa. Chi tiết liên hệ Hotline 1900 6536 để được tư vấn chi tiết, giải đáp chính xác.


14/10/2021

Trong thế giới hậu Covid-19, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), Internet vạn vật (IoT), mạng 5G, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)… được đánh giá là những xu hướng công nghệ mới nhất trong năm nay.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu khiến cho công nghệ ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong bối cảnh giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và kinh doanh trực tuyến bùng nổ. Việc nắm bắt xu hướng công nghệ mới trở nên hết sức cần thiết để ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, làm việc từ xa, đảm bảo an ninh, an toàn trên mạng. Dưới đây là một số xu hướng công nghệ mới đáng chú ý trong năm 2021.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn tiếp tục là một trong những xu hướng công nghệ mới. AI được biết đến với tính ưu việt trong nhận dạng hình ảnh và giọng nói, ứng dụng điều hướng, trợ lý cá nhân trên điện thoại thông minh, ứng dụng chia sẻ chuyến đi… Ngoài ra, AI còn được sử dụng để phát hiện các dạng thay đổi của hành vi khách hàng, phân tích các tương tác nhằm xác định các kết nối và thông tin, giúp dự đoán nhu cầu đối với các dịch vụ như y tế, giáo dục…

Dự báo, thị trường AI sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp 190 tỷ USD vào năm 2025 với chi tiêu toàn cầu cho các hệ thống AI đạt hơn 57 tỷ USD vào năm 2021.

Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)

Giống như AI, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) là việc sử dụng phần mềm để tự động hóa các quy trình kinh doanh như thông dịch ứng dụng, xử lý giao dịch, xử lý dữ liệu, và thậm chí trả lời cả email. RPA tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại.

Theo ước tính của Forrester Research, tự động hóa RPA sẽ đe dọa sinh kế của 230 triệu lao động tri thức, tương đương khoảng 9% lực lượng lao động toàn cầu, song RPA cũng đang tạo ra nhiều việc làm mới trong khi thay đổi các công việc hiện có.

Internet vạn vật (IoT)

Một xu hướng công nghệ mới đầy hứa hẹn nữa là Inetnet vạn vật (IoT). IoT cho phép các thiết bị, thiết bị gia dụng, ô tô và nhiều thứ khác được kết nối và trao đổi dữ liệu qua Internet. Với công nghệ này, bạn có thể khóa cửa từ xa nếu quên khóa cửa trước lúc đi làm và làm nóng lò nướng trên đường đi làm về. Dự báo, đến năm 2030, khoảng 50 tỷ thiết bị IoT sẽ được sử dụng trên khắp thế giới, tạo ra một mạng lưới thiết bị kết nối khổng lồ, từ điện thoại thông minh đến thiết bị nhà bếp. Chi tiêu toàn cầu cho IoT được dự báo sẽ đạt 1.1000 tỷ USD vào năm 2022.

An ninh mạng

Việc con người sử dụng ngày càng nhiều các công cụ công nghệ đang bộc lộ những lỗ hổng bảo mật của mạng Internet và của cả những ứng dụng. Những điểm yếu này có thể đe dọa quyền riêng tư của người dùng cá nhân và bảo mật thông tin đối với các doanh nghiệp. Ước tính của công ty nghiên cứu và tư vấn bảo mật Cybersecurity Ventures, thiệt hại do tội phạm mạng gây ra dự kiến có thể lên tới 6.000 tỷ USD vào năm 2021. Mối đe dọa an ninh mạng gia tăng cùng với nhận thức cao hơn của người dùng về vấn đề bảo mật sẽ làm tăng sự tập trung vào vấn đề bảo mật trên môi trường trực tuyến. Ngoài ra, với khả năng kết nối Internet trở nên phổ biến và rộng rãi hơn, nhu cầu về an ninh mạng sẽ mở rộng từ doanh nghiệp sang cả các cá nhân.

An ninh mạng không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp dữ liệu, lừa đảo tài chính mà còn là an ninh quốc gia. Do vậy, nhiều Chính phủ đang lên kế hoạch xây dựng các chính sách an ninh mạng mới để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng khả năng ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa trên không gian mạng.

Công nghệ chăm sóc sức khỏe từ xa

Đại dịch Covid-19 buộc các nước phải tiến hành các đợt giãn cách xã hội kéo dài, nhưng các bệnh nhân rất khó có thể chờ đợi qua giai đoạn phong tỏa. Do đó, hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh từ xa thông qua các phương tiện công nghệ đã tăng vọt, không chỉ về dịch Covid-19 mà còn cho các bệnh mãn tính khác.

Việc “đi khám bệnh” đã thay đổi từ tham gia các cuộc hẹn trực tiếp thành các cuộc gặp trực tuyến với các bác sĩ, dựa vào các ứng dụng như Babylon Health, Ada, WhatsApp và FaceTime. Trong khi đó, nhiều ứng dụng khác như Calm và Headspace đã ghi nhận số người dùng gia tăng mạnh mẽ khi mọi người cố gắng chống lại các tác dụng phụ của việc phong tỏa, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng, lo lắng và cô đơn. Các thiết bị điện tử đeo trên người (wearable) đã phát triển tới mức cho phép người dùng theo dõi nồng độ oxy trong máu, đo nhịp tim và điện tâm đồ, phát hiện nếu người dùng bị ngã và theo dõi giấc ngủ của họ.

Sự gia tăng ứng dụng công nghệ và việc thay đổi hành vi của bệnh nhân/người dùng dịch vụ trong mùa dịch đã và sẽ giúp đẩy nhanh sự phát triển của công nghệ chăm sóc y tế từ xa. Và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong năm 2021.

Công nghệ blockchain

Phải mất một thời gian dài để công nghệ chuỗi khối (blockchain) thu hút được được sự chú ý. Nhưng khi thế giới ngày càng tin tưởng vào các thuật toán dựa trên công nghệ này, thì đã đến lúc blockchain“tỏa sáng”. Trong năm 2021, blockchain sẽ được đón nhận cởi mở hơn trong việc chia sẻ và bảo mật dữ liệu cho cả hoạt động quản lý, cải thiện chuỗi cung ứng lẫn nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Việc triển khai blockchain quy mô lớn vẫn chưa hoàn toàn thành công trên thế giới, nhưng xu hướng số hóa gia tăng và sự thâm nhập sâu hơn của công nghệ tài chính (Fintech) sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn để blockchain được áp dụng trong các chuỗi cung ứng đơn giản.

Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ đang ngày càng tận dụng blockchain cho các hoạt động của mình, thay đổi từ tâm lý hoài nghi sang chấp nhận công nghệ này. Do vậy, các quy định liên quan tới blockchain dự kiến sẽ được xây dựng rõ ràng hơn. Giới quan sát kỳ vọng trong 5 năm tới, việc sử dụng blockchain có thể sẽ dễ dàng như việc tạo tài khoản với một ngân hàng truyền thống.

Mạng 5G

Thế giới đã nghe về những lợi ích của mạng 5G trong nhiều năm nay. Nhưng phải đến khi làm việc từ xa, hội nghị trực tuyến và hợp tác trên các nền tảng kỹ thuật số trở thành những yếu tố cốt lõi trong cuộc sống năm 2020, nhu cầu về một kết nối đáng tin cậy và băng thông rộng mới trở thành một lợi ích mà nhiều người thực sự cảm nhận được.

Sự phụ thuộc của con người vào điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị khác càng làm nổi bật nhu cầu về đường truyền viễn thông nhiều làn mà các nhà khai thác mạng luôn nhắc tới. Ngày nay, các doanh nghiệp không thể bị ngắt kết nối và việc triển khai mạng 5G đã trở thành một phần quan trọng của giải pháp.

Khi thế giới cùng nhau tiếp tục làm việc và học tập từ xa, giá trị của mạng 5G sẽ ngày càng trở nên rõ nét vào năm 2021.

Mặc dù trong giai đoạn đầu, đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn việc triển khai mạng 5G mới. Song những nỗ lực này vẫn được tiếp tục và các thị trường lớn như Trung Quốc đã đạt mục tiêu đạt triển khai 5G vào năm 2020. Hiện, các công ty viễn thông như Verizon, Tmobile, Apple, Nokia Corp, QualComm, đang tạo ra các ứng dụng 5G và dự kiến sẽ ra mắt trên toàn thế giới vào năm 2021 với hơn 50 nhà khai thác cung cấp dịch vụ tại khoảng 30 quốc gia vào cuối năm nay.

Năm 2020 và 3 quý  đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã để lại những“vết sẹo” khó lành cho thế giới, đồng thời buộc con người phải dựa nhiều hơn vào công nghệ để có thể duy trì kết nối, làm việc, giải trí và giữ gìn sức khỏe. Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ trong năm 2021 sẽ phần nào tiếp nối đà của năm 2020. Nhưng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn có thể mang tới nhiều biến động và xu hướng mới trong năm nay, buộc các doanh nghiệp và người dân sẽ phải thay đổi thói quen trong một thế giới còn tồn tại nhiều bất ổn khó giải quyết.
Xem thêm:
ZigBee là gì? Công nghệ không dây Zigbee trong công nghiệp (Phần 1)
10 đặc trưng của nhà máy thông minh trong cách mạng công nghệ 4.0


13/10/2021
Lam-mat-bang-khi-nen.png

Hiện tượng quá nhiệt tủ điện là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong thực tế. Theo nghiên cứu thì có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Đó là nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài tủ điện. Để hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện và tìm được biện pháp khắc phục hiện tượng trên. Mời bạn đọc xem chi tiết bài chia sẻ sau của Hợp Long.

Hợp Long cung cấp các mẫu quạt tủ điện Omron chính hãng, giá thành cạnh tranh, cam kết chất lượng

Nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện

Nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện từ nguồn nhiệt từ bên trong

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện từ nguồn nhiệt sinh ra từ bên trong tủ điện. Vậy các nguồn có thể phát sinh nhiệt từ bên trong tủ điện thường đến từ các bộ phận sau:

– Bộ nguồn DC

– Các loại biến áp

– Biến tần, servo

– PLC và HMI

– Khởi động mềm

– Các thiết bị truyền thông

– Hệ thống UPS/Ắc quy

Đây là các thiết bị thường có trong tủ điện có thể gây nên hiện tượng quá nhiệt đã được chúng tôi liệt kê lại cho bạn đọc tham khảo.

Nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện từ nguồn nhiệt bên ngoài

Theo nghiên cứu và thống kê thì hiện có một số nguồn nhiệt bên ngoài tủ điện có thể gây ra hiện tượng gia tăng nhiệt bao gồm:

+ Hấp thụ nhiệt từ mặt trời

+ Lắp đặt tủ điện gần các nguồn nhiệt:

– Các lò nâng nhiệt công nghiệp

– Các thiết bị luyện kim

– Dây chuyền sấy

Hậu quả của hiện tượng quá nhiệt tủ điện nếu không được khắc phục

Khi tủ điện gặp hiện tượng này mà không khắc phục kịp thời thì có thể gây ra các sự cố sau:

– Có thể gây hỏng hoặc giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử như: PLC, HMI, Servo, biến tần,….

– Giảm đáng kể độ chính xác của các thiết bị đo

– Có thể gây dừng máy, làm gián đoạn quy trình sản xuất

– Gây trip các thiết bị bảo vệ dựa trên nguyên lý nhiệt như MCCB, MCB, Relay nhiệt,….

Đây là các hậu quả có thể xảy ra khi quá nhiệt tủ điện không được khắc phục kịp thời. Vậy câu hỏi được đặt ra là “biện pháp khắc phục cho hiện tượng quá nhiệt tủ điện này là gì”?. Mời bạn xem tiếp chia sẻ và tham khảo các biện pháp sau của chúng tôi.

Biện pháp khắc phục hiện tượng quá nhiệt tủ điện

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để khắc phục hiện tượng quá nhiệt tủ điện. Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện có 4 phương pháp đang được ứng dụng nhiều nhất gồm:

Làm mát tự nhiên

Nếu mức nhiệt độ môi trường bên ngoài thấp thì nhiệt có thể thoát ra ngoài bằng đối lưu bởi louver hoặc bức xạ.

Làm mát bằng quạt cưỡng bức

Khi không khí bên ngoài sạch và mát thì bạn có thể sử dụng quạt để đối lưu không khí. Giải pháp này thường được sử dụng nhiều trong các tủ điện MCC, MDB.

Làm mát bằng máy lạnh

Sử dụng máy lạnh để làm mát tủ điện là phương pháp cũng được nhiều đơn vị áp dụng. Tuy nhiên, về mặt chi phí thì sẽ cao hơn 2 phương pháp bên trên. Theo đó, máy lạnh có cấu tạo đặc biệt là ngăn cách không khí bên trong tủ điện với bên ngoài giúp tránh được bụi bẩn, hóa chất xâm nhập.

Bên cạnh đó, máy lạnh còn có thể bơm được nhiệt. Do đó, máy thường được ứng dụng làm mát cho cá tủ điện đặt trong môi trường nhiệt độ cao từ 35°C đến 55°C. Điều mà giải nhiệt tự nhiên và bằng quạt không thể.

Làm mát bằng khí nén

Khí nén thông qua hệ thống lọc sẽ được đẩy ra từ thiết bị giản nở. Từ đó đẩy không khí nóng ra ngoài. Được dùng nhiều trong những nơi nhiều bụi, không khí có chứa chất ăn mòn.

Trên đây là chi tiết chia sẻ của Hợp Long về các nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện cũng như các biện pháp khắc phục đang được áp dụng hiện nay. Bất cứ thắc mắc, Quý khách liên hệ Hotline 1900 6536 để được tư vấn chi tiết, giải đáp nhanh nhất.


07/10/2021

Tủ điện hạ thế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa dòng điện, có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện quan trọng, đảm bảo cho đường truyền điện hoạt động ổn định, an toàn.

Lắp đặt tủ hạ thế chính là cách để bảo vệ sự sống con người, hạn chế tối đa những tai nạn thương tâm do sự cố điện dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Hợp Long là nhà phân phối các thiết bị lắp đặt tủ điện từ các thương hiệu lớn như Schneider, LS, Siemens, Omron, Selec, Leipole, Giga Electric, Taiwan Metter,… Chúng tôi cung cấp các phụ kiện cho tủ điện của bạn trở nên ĐẲNG CẤP nhất!

Quý khách hàng truy cập website hoplongtech.com hoặc liên hệ hotline 1900.6536 để nhận tư vấn kỹ thuật.


Hà Nội

Trụ sở chính


1800.6345

1900.6536

hoplong.com

[email protected]

Chi nhánh

We Are Everywhere



Hệ thống chi nhánh

Văn phòng: 87 Lĩnh Nam, Hà NộiKho: 946 Bạch Đằng, Hà NộiNhà máy: 22/64 Sài Đồng , Hà NộiCN1: 27 Vũ Giới – Bắc NinhCN2: 23 – BS1 Khu Đô thị PG, An ĐồngCN3: 35 Chu Mạnh Trinh, Đà NẵngCN4: 84/4 Phan Văn Hớn, Quận 12


Hợp Long Social

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi Hoplong trên mạng xã hội để cập nhật các thông tin và hoạt động mới nhất.