Bài viết chia sẻ kiến thức kỹ thuật tự động hóa và kỹ thuật điện

22/12/2021
mitsubishi-fr-d720s.jpg

Biến tần Mitsubishi là dòng biến tần được ưa chuộng sử dụng trên thị trường. Nhờ hiệu suất làm việc và tuổi thọ cao, giá thành phải chăng và có cơ cấu cơ khí dài hơn do quá trình khởi động và dừng động cơ êm dịu. Trong quá trình sử dụng, biến tần Mitsubishi cũng tốn ít chi phí về bảo trì, bảo dưỡng hơn so với các dòng biến tần khác.
Trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ chia sẻ tới quý khách cách cài đặt và đấu nối biến tần Mitsubishi để bạn có thêm tư liệu tham khảo.

Cài đặt biến tần Mitsubishi

Để cài đặt được biến tần Mitsubishi, người dùng cần tiến hành cài đặt tần số từ panel điều khiển, bằng chiết áp hoặc bằng công tắc.

1, Cách cài đặt tần số từ panel điều khiển

Bước 1: Nhấn ON để bật biến tần

Bước 2: Đặt chế độ hoạt động bằng cách:

+ Nhấn PU/EXT và MODE trong 0.5s, trên màn hình sẽ xuất hiện “ 79 – – ” và nhấp nháy đèn chỉ thị PRM.

+ Tiến hành quay núm điều chỉnh cho đến giá trị“ 79 – 3”, đèn chỉ thị PU và PRM báo sáng nhấp nháy.

+ Nhấn SET để xác nhận quá trình cài đặt

Bước 3: Cài đặt tần số bằng cách quay núm điều chỉnh để xác nhận giá trị tần số mong muốn.

Thông số tần số này sẽ nhấp nháy sáng trong 5s. Trong thời gian đó, nhấn SET để cài đặt giá trị tần số. Nếu không ấn SET thì sau 5s đèn nhấp nháy thì giá trị tần số sẽ quay trở lại 0 Hz.

Bước 4: Gạt công tắc STF (quay thuận) hoặc STR (quay ngược) lên ON để bắt đầu khởi động

Bước 5: Gạt công tắc OFF để dừng.

2, Cài đặt tần số bằng chiết áp

Bước 1: Nhấn nút ON để bật biến tần

Bước 2: Cài đặt chế độ hoạt động bằng cách:

+ Nhấn PU/EXT và MODE trong 0.5s thì trên màn hình sẽ hiển thị “ 79 – – ” và đèn chỉ thị PRM nhấp nháy sáng.

+ Quay núm điều chỉnh cho đến giá trị “ 79 – 4”, đèn chỉ thị PU và PRM nhấp nháy sáng.

+ Nhấn SET để xác nhận quá trình cài đặt

Bước 3: Nhấn nút RUN để bắt đầu chạy

Bước 4: Xoay chiết áp để thay đổi tốc độ (thay đổi tần số). Khi xoay kịch chiết áp thì sẽ tương ứng với tần số lớn nhất là 60 Hz.

Bước 5: Nhấn nút STOP để dừng

3, Cài đặt tần số bằng công tắc

Bước 1: Nhấn nút ON để bật biến tần

Bước 2: Cài đặt chế độ hoạt động cho biến tần bằng cách:

+ Nhấn PU/EXT và MODE trong 0.5s, lúc này trên màn hình sẽ hiển thị “ 79 – – ” và đèn chỉ thị PRM nhấp nháy sáng.

+ Quay núm điều chỉnh cho đến giá trị “ 79 – 4” và đèn chỉ thị PU, PRM nhấp nháy sáng.

+ Nhấn nút SET để xác nhận quá trình cài đặt

Bước 3: Tiến hành chọn tần số cài đặt bằng cách sử dụng 3 nút công tắc RH, RM, RL.

Ví dụ: bật công tắc RL để biến tần chạy ở tốc độ thấp

Bước 4: Nhấn nút RUN để bắt đầu chạy

Bước 5: Nhấn nút STOP để dừng

Bước 6: Để tắt hoạt động chạy chỉ cần tắt công tắc RL để bỏ chế độ hoạt động đó.

Sơ đồ đấu nối biến tần Mitsubishi

Chi tiết sơ đồ đấu nối biến tần Mitsubishi. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn đọc liên hệ Hotline 1900 6536 để được giải đáp.

Hợp Long – Nhà phân phối thiết bị tự động hóa uy tín tại Việt Nam. Nhận lắp đặt, thiết kế tủ điện, tủ điều khiển, đưa ra các giải pháp tự động hóa hữu hiệu giúp tối giản chi phí, tiết kiệm năng lượng cho các đơn vị. Hợp Long hiện có trụ sở chính, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn trên cả nước: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng …… sẵn sàng phục vụ 24/7 ngay khi cần.
Xem thêm:
Sơ đồ đấu chân của biến tần
Tổng hợp hướng dẫn cài đặt các dòng biến tần phổ biến


14/12/2021

Mạng Ethernet công nghiệp đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng, sẽ dần thay thế các mạng công nghiệp truyền thống khác. Các nhà máy sản xuất công nghiệp cũng nhận thấy những lợi ích của Ethernet công nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, đơn giản hóa quản lý và tích hợp thông tin giữa sản xuất và quản lý dễ dàng.

Vậy Switch công nghiệp là gì ?

Switch công nghiệp hay còn gọi là Industrial Ethernet Switches là các thiết bị chuyển mạch (bộ chia mạng) được thiết kế để hoạt động trong các điều kiện và môi trường công nghiệp khắc nghiệt, có tổng thời gian hoạt động dài hơn các dòng Switch Ethernet thông thường. Để đạt được quyết định tốt hơn, switch mạng công nghiệp sử dụng các giao thức chuyên biệt kết hợp với Ethernet. Các giao thức switch công nghiệp phổ biến hơn là PROFINET, EtherNet / IP, EtherCAT,….

Vậy tại sao cần phải dùng Ethernet Switch công nghiệp mà không phải Switches thông thường?

– Ethernet Switch công nghiệp được thiết kế để làm việc trong môi trường nhà máy, sản xuất công nghiệp, và những môi trường khắc nghiệt.

– Những đặc tính quan trọng của Switch công nghiệp như (nhiệt độ, Shock, rung, va chạmv.v) đều đáp ứng hoặc vượt trên những yêu cầu trong việc kết nối tới các thiết bị như PCL, Ethernet I/O, HMI, v.v.

– Phần lớn các loại Ethernet switch thông thường có nhiệt độ làm việc từ 0-40C và không đáp ứng các tiêu chuẩn về chống rung, Shock. Nhưng phần lớn các IE switch đáp ứng nhiệt độ làm việc từ 0-75C có thể lên tới 85C, và chịu đựng khả năng rung shock cực tốt. Hơn nữa các IE Switch được thiết kế rất chắc chắn và tất cả được làm bằng vỏ kim loại sử dụng phù hợp với Din-Rail hoặc Panel mounting, những thiết kế mà hầu hết các IT switch không có được.

– Hầu hết các loại Switch thông thường và bộ chuyển tín hiệu thông thường không thiết kế sẵn các phương án gá lắp hợp lý.

– Ngoài ra các tiêu chuẩn an toàn và sử dụng thiết bị trong các nhà máy như Samsung, LG, Foxconn,… không được sử dụng các loại Switches thông thường mặc dù với chi phí vô cùng rẻ.

Tóm lại, một Industrial Ethernet Switch giúp làm tăng băng thông mạng và cung cấp định mạng cho các ứng dụng điều khiển công nghiệp, và cung cấp các giải pháp với chi phí hoàn hảo nhất cho môi trường công nghiệp.


09/12/2021
nguyen-ly-hoat-dong-bien-tan-1-pha.png

Biến tần là thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp với công dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác mà có thể điều chỉnh.

Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng biến tần là dòng biến tần 1 pha và biến tần 3 pha. Vậy câu hỏi được đặt ra là biến tần 1 pha và 3 pha có điểm gì khác nhau không? Xem chi tiết chia sẻ bên dưới của Hợp Long để có được câu trả lời.

Đặc điểm biến tần 1 pha

Biến tần 1 pha có đầu vào với nguồn cấp chỉ 1 pha 220V và đầu ra của biến tần vẫn là 3 pha 380V. Thông thường, biến tần 1 pha sẽ có điện áp 220V và được sử dụng ở các lưới điện gia dụng.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay thường phổ biến loại biến tần có đầu vào 3 pha 220V. Và khi được cấp 1 pha 220V thì biến tần vẫn sẽ hoạt động bình thường.

Đặc điểm biến tần 3 pha

Biến tần có đầu vào 3 pha 220V, khi được cấp nguồn 1 pha thì bạn cần phải cấp đúng theo tài liệu hướng dẫn đi kèm. Vì nhiều trường hợp nguồn động lực thì còn liên quan tới nguồn điều khiển.

Ví dụ: biến tần có ngõ vào là L1, L2, L3. Nguồn điều khiển ở L1 và L3. Nếu như bạn cấp nguồn ở L1, L2 thì biến tần sẽ không thể hoạt động. Còn đối với biến tần 380V thì đa số sẽ có khả năng cấp nguồn 1 pha 380V để hoạt động. Do đó, khi chọn mua bạn cần hỏi rõ nhà cung cấp để đúng với mục đích sử dụng.

Trên thị trường có loại biến tần đầu ra 1 pha không?

Hiện nay, trên thị trường đa phần các loại biến tần đều là loại có đầu ra 3 pha. Tuy nhiên, có một số hãng đã chỉnh sửa board mạch và lắp đặt thêm phụ kiện để biến biến tần 3 pha biến thành loại biến tần có ngõ ra 1 pha. Trên thực tế, loại biến tần này có 1 nhược điểm, đó là chất lượng điều khiển không thể bằng loại 3 pha. Bởi nguyên lý hoạt động của motor 3 pha và 1 pha là hoàn toàn khác nhau.
Do đó, bạn không nên sử dụng biến tần 3 pha để chạy động cơ 1 pha. Vì biến tần này có thể sẽ báo lỗi hoặc hỏng. Nếu thực sự cần giải pháp điều khiển tốc độ cho động cơ 1 pha thì bạn nên dùng dimmer chuyên dùng để điều khiển tốc độ của quạt.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về biến tần 1 pha và biến tần 3 pha. Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã có được câu trả lời cho các thắc mắc của mình. Chi tiết liên hệ trực tiếp Hotline 1900 6536 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất
Xem thêm:
Tổng hợp hướng dẫn cài đặt các dòng biến tần phổ biến
Sơ đồ đấu chân của biến tần

07/12/2021
cb-thong-dung.jpg

CB (Circuit Breaker) còn được gọi với tên phổ biến hiện nay là Aptomat. Mang cho mình chức năng cực kỳ quan trọng, trong quá trình đảm bảo điện lưới cho gia đình bạn. Chúng còn dùng để ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp,… giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng điện lưới trong gia đình.
Các loại CB trên thị trường hiện nay:
– MCB (Miniature Circuit Bkeaker) là aptomat loại tép, thường có dòng cắt định và dòng cắt quá tải thấp (100A/10kA)
– MCCB (moulded case circuit breaker) là aptomat khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 150kA)
– RCCB (Residual Current Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch có chức năng nâng cao chống dòng rò (CB chống giật).
– RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) là thiết bị chuyển mạch có khả năng chống dòng rò + bảo vệ quá dòng (CB tích hợp 2 chức năng).
– ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch có khả năng chống dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò (CB tích hợp 3 chức năng). Có thể hiểu đơn giản như công thức sau: ELCB = RCCB + MCB(MCCB)
– MPCB (Motor Protection Circuit Breakers) là thiết bị chuyển mạch chuyên dụng cho động cơ. Các đặc tính của MPCB được thiết kế đặc biệt để bảo vệ động cơ, cho phép dòng vào nhưng ngăn chặn mọi tình trạng quá dòng (CB chuyên dụng cho động cơ).
– ACB (Air Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch loại không khí (Ở đây buồng dập hồ quang là không khí nhé). ACB là thiết bị không thể thiếu trong các Tủ hạ thế, tủ máy biến áp và tủ hòa đồng bộ máy phát điện (phần điện nặng).
– VCB (Vacuum Circuit Breakers) là thiết bị chuyển mạch loại chân không (Ở đây buồng dập hồ quang là chân không nhé). VCB là thiết bị đặc thù không thể thiếu trong các tủ trung thế, thiết bị này thường được tích hợp sẵn trong hệ thống Tủ trung thế RMU. Thiết bị này hoạt động được trong môi trường điện áp cao (có thể lên tới xxx KV).

22/11/2021
Schneider-LVR05500A40T.jpg

Cuộn kháng là gì? Có công dụng gì trong công nghiệp? Hay cấu tạo và chức năng của cuộn kháng như thế nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thấu hiểu điều đó, trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi trên để bạn đọc tham khảo.

Cuộn kháng là gì?

Cuộn kháng hay chính là một cuộn dây có điện cảm không đổi. Sản phẩm này có công dụng giúp hạn chế dòng ngắn mạch mà vẫn đảm bảo duy trì một trị số điện áp tại một mức nhất định nếu như có sự thay đổi bất ngờ của dòng điện.

Cấu tạo cuộn kháng

Về cơ bản, cuộn kháng có cấu tạo khá đơn giản gồm 1 cuộn dây được quấn quanh một lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua thì cuộn dây sẽ sinh ra từ trường và từ trường này sẽ sinh ra cảm ứng để hãm biến thiên dòng trong cuộn.

Cuộn kháng gồm mấy loại?

Để phân loại cuộn kháng thường có 2 cách sau:

+ Phân loại cuộn kháng theo điện áp

+ Phân loại cuộn kháng theo công dụng

Phân loại cuộn kháng theo điện áp sẽ có:

+ Cuộn kháng hạ thế:điện áp dao động từ 440V đến 1000V

+ Cuộn kháng trung thế: điện áp dao động từ 1000V trở lên

Phân loại cuộn kháng theo công dụng

+ Cuộn kháng dùng để bảo vệ thiết bị điện công nghiệp

+ Cuộn kháng đóng vai trò bảo vệ biến tần

Chức năng của cuộn kháng để bảo vệ thiết bị điện công nghiệp

Cuộn kháng được sử dụng cho tụ bù với chức năng để bảo vệ tụ bù, relay bù và các thiết bị đóng cắt. Ngoài ra, cuộn kháng cũng có thể kết hợp với tụ bù để loại bỏ những thành phần sóng hài. Từ đó giúp tăng chất lượng điện cho hệ thống.

Nhiều người cũng sử dụng kết hợp cuộn kháng với tụ bù để tạo thành mạch LC (lọc sóng hài), tần số này phụ thuộc vào độ tự cảm của điện dung tụ bù và cuộn kháng.

Chức năng của cuộn kháng cho biến tần

Trên thị trường hiện có 2 loại cuộn kháng cho biến tần:

Cuộn kháng đầu vào biến tần (cuộn kháng AC hay AC reactor)

Cuộn kháng đầu ra biến tần (cuộn kháng DC – DC reactor)

Dựa trên các đặc tính dòng không đổi nên cuộn kháng giữ chức năng ổn định dòng để động cơ, giúp biến tần hoạt động trơn tru khi thay đổi tốc độ hoặc thay đổi tần số.

Trên đây là các thông tin về cuộn kháng cũng như chức năng của cuộn kháng trong thực tế cho bạn đọc tham khảo. Bất cứ thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline 1900 6536 để được giải đáp.

Hợp Long với hơn 1 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực thiết bị tự động hóa và giải pháp phần mềm, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách những sản phẩm chất lượng đến từ các thương hiệu hàng đầu: Schneider, Omron, Idec, LS….
Xem thêm:
Cuộn kháng – Cấu tạo, chức năng, ứng dụng


19/11/2021
admin_prdlt12-8do-c.jpg

Ngày nay, rất nhiều nhà máy sử dụng các thiết bị cảm biến để phục vụ việc sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người băn khoăn không biết cảm biến có vai trò như thế nào trong nhà máy? Trong bài chia sẻ này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc quan tâm tham khảo.

Hợp Long phân phối thiết bị cảm biến đến từ các thương hiệu hàng đầu: Autonics, Omron….

Vai trò của cảm biến trong nhà máy

Cảm biến hỗ trợ thu thập dữ liệu cho phần mềm giám sát máy thiết bị và hệ thống quản lý năng lượng

Đây là một tính năng vô cùng quan trong của cảm biến. Theo đó, cảm biến cung cấp khả năng hỗ trợ giao tiếp có dây/không dây và tổng hợp dữ liệu rồi truyền tải dữ liệu cho máy tính. Dữ liệu này sẽ được người quản lý sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau như để quản lý năng lượng, hoạch định nguồn lực ERP….

Đối với các nhà máy có số lượng lớn các loại cảm biến thì sau một thời gian sẽ thu thập được rất nhiều dữ liệu. Các dữ liệu này sau đó sẽ được phần mềm giám sát máy và các thiết bị tiến hành phân tích để từ đó có thể tối ưu hóa việc quản lý, tăng năng suất lao động.

Bên cạnh đó, thiết bị cảm biến ngày nay còn cho phép:

+ Theo dõi thông tin trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

+ Cung cấp thông tin chính xác cho hệ thống và phân tích của nhà máy

+ Độ phân giải cao có thể phát hiện ngay cả những thay đổi nhỏ nhất của bất kỳ thông số nào đo được

+ Độ ổn định cao, đảm bảo hiệu suất trong nhiều năm sử dụng

Với rất nhiều ưu điểm trên mà ngày nay cảm biến được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ở các nhà máy khác nhau.

Cảm biến giám sát tình trạng máy móc – phục vụ quản lý sản xuất hiệu quả

Một thiết bị sản xuất nếu bất ngờ bị hỏng thì có thể dẫn đến chi phí xử lý cực kì tốn kém. Ngoài ra, còn có thể gây ảnh hưởng đến:

+ Tuổi thọ các thiết bị trong dây chuyền sản xuất.

+ Doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí để đặt hàng gấp, chi phí vận chuyển hỏa tốc và chi phí thuê thêm nhân viên kĩ thuật để khắc phục sự cố.

+ Chi phí do quá trình sản xuất bị dừng lại: dẫn đến chậm đơn hàng, ảnh hưởng đến uy tín.

Do đó, để thiết bị luôn trong điều kiện hoạt động tốt nhất thì thiết bị cảm biến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu về điều kiện làm việc, môi trường của thiết bị. Kết quả báo cáo này sẽ được quản lý xem xét và điều chỉnh để tránh những tổn thất không đáng có.

Chi phí sử dụng cảm biến giảm xuống

Ngày nay, các chip điện tử được lắp trong cảm biến đã có những đột phá trong việc sản xuất hàng loạt giúp giá thành hạ xuống. Do đó, hệ thống quản lý năng lượng có thể trang bị được đủ số lượng cảm biến cần thiết để giám sát  mức tiêu thụ năng lượng ở nhiều dây chuyền sản xuất với chi phí phù hợp.

Trên đây là chia sẻ của Hợp Long về vai trò của cảm biến trong nhà máy. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm mua thiết bị cảm biến thì liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 1900 6536 để được tư vấn.
Xem thêm:
Tổng quan về cảm biến đo mức chất lỏng
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến từ


11/11/2021
Cam-bien-do-muc-kieu-dien-dung.jpg

Cảm biến đo mức chất lỏng là gì? hiện có những loại nào và được ứng dụng trong những lĩnh vực gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết để bạn đọc quan tâm tham khảo.

Khái niệm cảm biến đo mức chất lỏng?

Cảm biến đo mức chất lỏng là loại thiết bị chuyên dụng được sử dụng với mục đích để xác định mức hoặc lượng của chất lỏng. Để có thể đo được mức chất lỏng thì hiện chúng ta có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, phổ biến sử dụng 2 phương pháp chính là: Đo mức không tiếp xúc và đo mức tiếp xúc.

Đo mức không tiếp xúc: Công nghệ đo mức không tiếp xúc được phát triển với mục đích để giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình lắp đặt đo. Ví dụ như vị trí lắp đặt không phù hợp, trong không gian hẹp, môi trường chất lỏng không cho phép tiếp xúc với thiết bị đo.

– Đo mức tiếp xúc: Đây là phương pháp đo mà cảm biến sẽ thực hiện việc báo mức khi tiếp xúc với nước hoặc các chất lỏng cần phải đo.

Phân loại cảm biến mức chất lỏng

Tùy theo mục đích sử dụng cũng như các ứng dụng mà bạn có thể lựa chọn loại cảm biến sao cho phù hợp. Sau đây là một số loại cảm biến đo mức chất lỏng hiện đang được ưa chuộng sử dụng:

– Cảm biến đo mức nước siêu âm: Loại cảm biến này sử dụng công nghệ phát sóng từ cảm biến tới nguồn chất lỏng cần đo. Sóng âm này sẽ bị phản hồi lại khi gặp mặt nước. Cảm biến siêu âm vừa phát sóng ra, đồng thời cũng nhận sóng phản hồi lại. Dựa trên sự thay đổi của tần số mà cảm biến có thể đo được khoảng cách từ cảm biến đến mặt nước. Loại cảm biến siêu âm này phù hợp với các ứng dụng để đo mức nước mà yêu cầu không tiếp xúc với chất lỏng.

– Cảm biến đo mức nước kiểu điện dung: Đây là loại cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý về sự khác biệt hằng số điện môi chất lưu so với không khí. Điều kiện để sử dụng được thiết bị cảm biến này đó là điện môi của lưu chất phải lớn hơn hằng số điện môi của không khí. Hằng số điện môi của không khí rơi vào khoảng 1.0, hằng số của dầu 1.85-5, hằng số của nước 50 – 80.

– Cảm biến đo mức dạng phao tuyến tính: Đo mức nước dạng phao ON-OFF dùng để báo cạn hoặc báo đầy trong giới hạn của phao. Phao sẽ báo đầy khi mức nước đạt đến giới hạn trên thì Relay OFF, khi nước xuống giới hạn dưới thì Relay ON. Phao báo cạn: khi mức nước ở dưới cùng thì ON, khi mức nước tới giới hạn trên thì OFF. Cả hai mức giới hạn ON – OFF này sẽ tương ứng với NO/ NC bên trong của cảm biến đo mức nước dạng phao tuyến tính.

Ứng dụng của cảm biến mức chất lỏng

Thiết bị cảm biến đo mức chất lỏng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

– Bia, rượu, nước giải khát, sữa

– Được lắp trong các bể chứa nguyên liệu

– Bồn lọc nước RO

– Giám sát nhiên liệu: xăng, dầu…..

– Các loại máy xây dựng, động cơ đầu máy…..


01/11/2021
nguyen-ly-hoat-dong-cam-bien-tu.jpg

Cảm biến từ là thiết bị thuộc nhóm cảm biến tiệm cận (proximity sensor), là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ phát hiện vật mang từ tính, không tiếp xúc, ở khoảng cách gần (khoảng vài mm đến vài chục mm). Nhờ nhiều tính năng ưu việt này mà cảm biến từ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: nước giải khát, thực phẩm, đóng hộp, linh kiện điện tử….

Cấu tạo của cảm biến từ

Cảm biến từ có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

+ Cuộn cảm

+ Bộ cảm ứng và xử lý tín hiệu

+ Ngõ ra điều khiển

Các loại cảm biến từ hiện nay

Hiện nay có nhiều loại cảm biến từ khác nhau được bày bán trên thị trường. Theo đó, người ta thực hiện phân loại cảm biến từ dưa trên các đặc điểm sau:

+ Theo hình dáng: hình trụ và hộp

+ Theo cấu tạo: shield và un-shield

+ Theo thông số kỹ thuật: nguồn cấp, ngõ ra, tần số đáp ứng, khoảng cách phát hiện, kích thước lắp, kiểu đấu nối.

+ Theo vị trí, môi trường: dầu mỡ, nhiệt độ cao, bụi bẩn, tia hàn điện….

Nguyên lý hoạt động của cảm biến từ

Cảm biến từ có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Cụ thể, một cuộn cảm sẽ phát triển 1 từ trường khi có dòng điện chạy qua. Hay hiểu theo cách khác thì một dòng điện sẽ chạy qua 1 mạch chứa cuộn cảm khi từ trường đi xuyên qua nó thay đổi.

Ngoài ra, hiệu ứng này còn được sử dụng để phát hiện các vật thể kim loại có tương tác với từ trường hay không? Khi các chất phi kim loại như: chất lỏng, bụi bẩn… không tương tác với từ trường. Do đó, cảm biến từ có thể hoạt động ổn định trong các điều kiện môi trường ẩm ướt, bụi bẩn.

Những thông số cần quan tâm khi sử dụng cảm biến từ

Để có thể mua được thiết bị cảm biến từ phù hợp với ứng dụng thì bạn cần phải quan tâm đến các thông số kỹ thuật:

+ Khoảng cách phát hiện

+ Tần số đáp ứng

+ Kích thước, hình dáng

+ Nguồn cấp

+ Ngõ ra

+ Kiểu đấu nối

Ứng dụng của cảm biến từ trong thực tế

Với nhiều tính năng ưu việt, cảm biến từ hiện được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như để:

+ Phát hiện kim loại, các vật mang từ tính

+ Trong dây chuyền sản xuất nước giải khát, đóng hộp, thực phẩm, linh kiện,….

Hợp Long – Nhà cung cấp thiết bị tự động hóa và giải pháp phần mềm để tăng cường hiệu quả sản xuất. Chi tiết liên hệ Hotline 1900 6536 để được tư vấn chi tiết, giải đáp chính xác nhất.

Xem thêm:

Vai trò của thiết bị cảm biến trong nhà máy

Tổng quan về cảm biến áp suất


01/11/2021
cam-bien-hinh-anh-autonics.jpg

Cảm biến có vai trò như thế nào trong hệ thống sản xuất của nhà máy là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Nhất là các đơn vị đang có nhu cầu đầu tư cảm biến. Trong bài chia sẻ này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các lợi ích mà cảm biến đem lại khi được ứng dụng nhé.

Cảm biến giúp giám sát tình trạng máy móc 

Nếu một thiết bị sản xuất bất ngờ bị hỏng thì có thể dẫn đến các khoản chi phí xử lý rất tốn kém. Đặc biệt, có thể gây ảnh hưởng đến các yếu tố sau của máy móc:

+ Tuổi thọ của thiết bị trong dây chuyền sẽ bị giảm do dừng đột ngột. Bên cạnh đó còn có thể gây ra tai nạn

+ Nhiều doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí đặt hàng gấp, chi phí thuê nhân viên để khắc phục sự cố

+ Chi phí do quy trình sản xuất bị dừng lại

Đây là một số hậu quả có thể xảy ra khi thiết bị sản xuất bị hỏng. Để thiết bị hoạt động tối ưu, tránh được các khoản chi phí không đáng có thì cảm biến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu thông tin về: môi trường, điều kiện làm việc của thiết bị. Các kết quả này sẽ được thu thập và báo cáo về cho ban điều hành máy móc. Nếu việc sửa chữa và bảo trì được lên lịch trước đó thì nhà sản xuất hoàn toàn có thể lên lịch sắp xếp trước khi máy dừng hoạt động. Điều này giúp ngăn chặn việc tắt mát bất ngờ gây tổn hại máy móc, phát sinh chi phí không đáng có.

Hỗ trợ thu thập dữ liệu cho phần mềm giám sát thiết bị

Cảm biến được ưa chuộng sử dụng nhờ khả năng hỗ trợ giao tiếp không dây/có dây và tổng hợp dữ liệu rồi truyền tải dữ liệu cho máy tính. Dữ liệu này sẽ được người quản lý sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:

+ Phục vụ hệ thống hoạch định nguồn nhân lực

+ Quản lý năng lượng,…

Nếu nhà máy được lắp đặt nhiều hệ thống cảm biến thì trong thời gian dài sẽ tạo ra một khối lượng dữ liệu tương đối lớn. Các dữ liệu này sẽ được phần mềm giám sát máy tiến hành phân tích để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Để từ đó tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thiết bị cảm biến giờ đây còn cho phép người dùng:

+ Theo dõi thông tin trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

+ Cung cấp dữ liệu, thông tin một cách chính xác cho hệ thống

+ Khả năng phân tích cao để có thể phát hiện các thay đổi nhỏ nhất của bất kỳ thông số đo được nào

+ Độ ổn định cao, đảm bảo hiệu suất hoạt động của cảm biến trong nhiều năm

Nhờ các ưu điểm trên mà hiện nay cảm biến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như để:

+ Thu thập dữ liệu tại bể chứa nguyên liệu

+ Các khu vực hóa chất, lò đốt

+ Khu lắp ráp

Chi phí sử dụng cảm biến giảm xuống

Các chip điện tử được lắp đặt trong cảm biến đã mang đến những đột phá trong việc sản xuất hàng loạt giúp cho giá thành của cảm biến hạ xuống. Nhờ đó, hệ thống quản lý năng lượng có thể trang bị được đủ số cảm biến để thực hiện giám sát mức tiêu thụ năng lượng ở nhiều dây chuyền sản xuất.

Hợp Long địa chỉ uy tín, số 1 Việt Nam phân phối cảm biến áp suất. Chúng tôi có trụ sở, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng …… sẵn sàng phục vụ 24/7 ngay khi quý khách có nhu cầu.

Xem thêm:

Tổng quan về cảm biến áp suất

Nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện và biện pháp khắc phục


20/10/2021
cam-bien-ap-suat-xmlp-series-schneider.jpg

Cảm biến áp suất là gì? Có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Hay cảm biến áp suất được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết các băn khoăn trên để bạn đọc tham khảo.

Khái niệm cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất có tên tiếng anh là Pressure Transmitter. Đây là thiết bị chuyên dùng để đo áp suất của lưu chất tác động lên một mặt diện tích. Cảm biến áp suất thường được dùng để đo áp suất bên trong các hệ thống máy móc công nghiệp, đo áp suất khí, dầu, nước… nhằm mục đích cảnh báo người dùng trước khi xảy ra sự cố, thảm họa… để phục vụ cho việc giám sát trong các quy trình sản xuất.

Cảm biến áp suất có những loại nào?

1, Cảm biến áp suất tuyệt đối: Có tên tiếng Anh là Absolute Pressure Transmitter. Đây là áp suất được sử dụng để đo trong môi trường chân không, bằng áp suất tương đối cộng với áp suất khí quyển.

2, Cảm biến đo chênh áp: Dòng cảm biến này có tên tiếng anh là Differential Pressure Transmitter được sử dụng để đo sự khác biệt áp suất giữa 2 vị trí đo.

3, Cảm biến đo áp suất tương đối

Áp suất tương đối bằng áp suất tuyệt đối trừ áp suất khí quyển. Cảm biến áp suất hiện được ứng dụng rộng rãi để đo áp suất nước, áp suất khí nén, áp suất gas….

Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất thực chất là một đầu dò có chức năng thực hiện chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện dạng tương tự. Hiện nay có nhiều loại đầu dò với áp suất khác nhau như:

+ Đầu dò áp suất đầu ra kỹ thuật số

+ Đầu dò áp suất điện dung

+ Đầu dò áp suất đầu ra điện áp/dòng điện,… và nhiều dòng khác

Tuy nhiên, trong tất cả các loại đầu dò áp suất thì việc chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện đạt được bằng sự biến dạng vật lý của màng ngăn áp suất. Sau đó sẽ tạo ra sự thay đổi điện trở tỷ lệ thuận với áp suất.

Ví dụ: Cảm biến áp suất có dãy đo là từ 0-10bar, ngõ ra từ 4-20mA. Ở trạng thái áp suất bằng 0 bar thì màng áp suất bình thường, không biến dạng tín hiệu là 4mA. Khi có áp suất tác dụng lên màng biến dạng sẽ làm cho điện trở thay đổi => tín hiệu điện thay đổi. Dựa vào tín hiệu điên thay đổi từ đó chúng ta sẽ biết được giá trị áp suất.

Ứng dụng của cảm biến áp suất trong thực tế

Cảm biến áp suất hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:

+ Đo áp suất nước, áp suất khí nén, áp suất thuỷ lực, áp suất gas, áp suất các chất lỏng khác…

+ Cảm biến áp suất sử dụng để đo trong hệ thống lò hơi, thường đo trực tiếp trên lò hơi. Khu vực này cần đo chính xác & phải chịu nhiệt độ cao

+ Trạm bơm nước

+ Để điều áp hoặc điều khiển áp suất sau van điều khiển thì cảm biến áp suất đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp áp suất đầu ra sau van điều khiển

+ Trên các xe cẩu thường có các ben thuỷ lực, yêu cầu giám sát các ben thuỷ lực này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến lực kéo của ben. Vì thế họ luôn lắp cảm biến áp suất để giám sát áp suất trên các ben thuỷ lực này

+ Các tank chứa nước hoặc nguyên vật liệu thường dùng cảm biến áp suất để đo mức các tank này

Các lưu ý khi chọn mua cảm biến áp suất

Để có thể chọn mua được thiết bị cảm biến áp suất chất lượng, hoạt động bền bỉ, chính xác và phù hợp ứng dụng, mời bạn tham khảo các lưu ý khi chọn mua cảm biến áp suất.

+ Dãy đo áp suất của cảm biến là bao nhiêu?

+ Môi trường cần đo là gì? nước hay dầu, môi trường có khả năng ăn mòn cao không?

+ Nguồn ra của cảm biến là gì? 4-20mA hay 0-10V…..

+ Sai số của cảm biến áp suất

+ Khả năng chịu quá áp của cảm biến áp suất tương đối với dãy đo áp suất đang dùng

+ Nhiệt độ làm việc: có thể làm việc tốt dưới 80°C. Khi áp suất đo có nhiệt độ cao hơn 80°C, chúng ta nên dùng ống si phon để giảm nhiệt bảo vệ cho cảm biến .

Chúng tôi có trụ sở, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh …… sẵn sàng phục vụ 24/7 ngay khi quý khách có nhu cầu mua thiết bị tự động hóa. Chi tiết liên hệ Hotline 1900 6536 để được tư vấn chi tiết, giải đáp chính xác.


Hà Nội

Trụ sở chính


1800.6345

1900.6536

hoplong.com

[email protected]

Chi nhánh

We Are Everywhere



Hệ thống chi nhánh

Văn phòng: 87 Lĩnh Nam, Hà NộiKho: 946 Bạch Đằng, Hà NộiNhà máy: 22/64 Sài Đồng , Hà NộiCN1: 27 Vũ Giới – Bắc NinhCN2: 23 – BS1 Khu Đô thị PG, An ĐồngCN3: 35 Chu Mạnh Trinh, Đà NẵngCN4: 84/4 Phan Văn Hớn, Quận 12


Hợp Long Social

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi Hoplong trên mạng xã hội để cập nhật các thông tin và hoạt động mới nhất.