Bài viết chia sẻ kiến thức kỹ thuật tự động hóa và kỹ thuật điện

13/10/2021
Lam-mat-bang-khi-nen.png

Hiện tượng quá nhiệt tủ điện là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong thực tế. Theo nghiên cứu thì có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Đó là nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài tủ điện. Để hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện và tìm được biện pháp khắc phục hiện tượng trên. Mời bạn đọc xem chi tiết bài chia sẻ sau của Hợp Long.

Hợp Long cung cấp các mẫu quạt tủ điện Omron chính hãng, giá thành cạnh tranh, cam kết chất lượng

Nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện

Nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện từ nguồn nhiệt từ bên trong

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện từ nguồn nhiệt sinh ra từ bên trong tủ điện. Vậy các nguồn có thể phát sinh nhiệt từ bên trong tủ điện thường đến từ các bộ phận sau:

– Bộ nguồn DC

– Các loại biến áp

– Biến tần, servo

– PLC và HMI

– Khởi động mềm

– Các thiết bị truyền thông

– Hệ thống UPS/Ắc quy

Đây là các thiết bị thường có trong tủ điện có thể gây nên hiện tượng quá nhiệt đã được chúng tôi liệt kê lại cho bạn đọc tham khảo.

Nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện từ nguồn nhiệt bên ngoài

Theo nghiên cứu và thống kê thì hiện có một số nguồn nhiệt bên ngoài tủ điện có thể gây ra hiện tượng gia tăng nhiệt bao gồm:

+ Hấp thụ nhiệt từ mặt trời

+ Lắp đặt tủ điện gần các nguồn nhiệt:

– Các lò nâng nhiệt công nghiệp

– Các thiết bị luyện kim

– Dây chuyền sấy

Hậu quả của hiện tượng quá nhiệt tủ điện nếu không được khắc phục

Khi tủ điện gặp hiện tượng này mà không khắc phục kịp thời thì có thể gây ra các sự cố sau:

– Có thể gây hỏng hoặc giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử như: PLC, HMI, Servo, biến tần,….

– Giảm đáng kể độ chính xác của các thiết bị đo

– Có thể gây dừng máy, làm gián đoạn quy trình sản xuất

– Gây trip các thiết bị bảo vệ dựa trên nguyên lý nhiệt như MCCB, MCB, Relay nhiệt,….

Đây là các hậu quả có thể xảy ra khi quá nhiệt tủ điện không được khắc phục kịp thời. Vậy câu hỏi được đặt ra là “biện pháp khắc phục cho hiện tượng quá nhiệt tủ điện này là gì”?. Mời bạn xem tiếp chia sẻ và tham khảo các biện pháp sau của chúng tôi.

Biện pháp khắc phục hiện tượng quá nhiệt tủ điện

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để khắc phục hiện tượng quá nhiệt tủ điện. Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện có 4 phương pháp đang được ứng dụng nhiều nhất gồm:

Làm mát tự nhiên

Nếu mức nhiệt độ môi trường bên ngoài thấp thì nhiệt có thể thoát ra ngoài bằng đối lưu bởi louver hoặc bức xạ.

Làm mát bằng quạt cưỡng bức

Khi không khí bên ngoài sạch và mát thì bạn có thể sử dụng quạt để đối lưu không khí. Giải pháp này thường được sử dụng nhiều trong các tủ điện MCC, MDB.

Làm mát bằng máy lạnh

Sử dụng máy lạnh để làm mát tủ điện là phương pháp cũng được nhiều đơn vị áp dụng. Tuy nhiên, về mặt chi phí thì sẽ cao hơn 2 phương pháp bên trên. Theo đó, máy lạnh có cấu tạo đặc biệt là ngăn cách không khí bên trong tủ điện với bên ngoài giúp tránh được bụi bẩn, hóa chất xâm nhập.

Bên cạnh đó, máy lạnh còn có thể bơm được nhiệt. Do đó, máy thường được ứng dụng làm mát cho cá tủ điện đặt trong môi trường nhiệt độ cao từ 35°C đến 55°C. Điều mà giải nhiệt tự nhiên và bằng quạt không thể.

Làm mát bằng khí nén

Khí nén thông qua hệ thống lọc sẽ được đẩy ra từ thiết bị giản nở. Từ đó đẩy không khí nóng ra ngoài. Được dùng nhiều trong những nơi nhiều bụi, không khí có chứa chất ăn mòn.

Trên đây là chi tiết chia sẻ của Hợp Long về các nguyên nhân gây quá nhiệt tủ điện cũng như các biện pháp khắc phục đang được áp dụng hiện nay. Bất cứ thắc mắc, Quý khách liên hệ Hotline 1900 6536 để được tư vấn chi tiết, giải đáp nhanh nhất.


06/10/2021
cau-tao-timer.jpg

Timer có cấu tạo gồm những bộ phận nào? Nguyên lý hoạt động của timer ra sao? và Timer được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? là các câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi trên cho bạn đọc tham khảo.

1/ Timer có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

Timer hay còn được gọi là Relay thời gian. Đây là một thiết bị có tiếp điểm đóng vào/mở ra chậm hơn so với thời điểm nhận tín hiệu điều khiển. Do đó, thiết bị này đóng vai trò cung cấp khả năng điều chỉnh độ trì hoãn về thời gian của RTG.

Timer được ứng dụng để sử dụng cho các sơ đồ bảo vệ và tự động, trong các hệ thống điều khiển quá trình công nghệ. Bên cạnh đó, timer còn được tích hợp chức năng tạo ra thời gian duy trì cần thiết khi truyền tín hiệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Timer hiện có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:

– Nam châm điện

– Cơ cấu thời gian

– Tiếp điểm chính

2/ Nguyên lý hoạt động của Timer 

Nguyên lý hoạt động của Timer cũng khá đơn giản, gồm 2 phần chính là On delay và Off delay.

ON DELAY

Khi nguồn điện được cấp vào Timer on delay, các tiếp điểm sẽ tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời. Sau khoảng thời gian đã được định trước, tiếp điểm tác động có tính thời gian này sẽ chuyển trạng thái. Và trạng thái đó sẽ được duy trì. Khi không còn nguồn cấp thì tất cả các tiếp điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

OFF DELAY

Khi nguồn được cấp vào cuộn dây của Timer off delay thì các tiếp điểm tác động tức thời và sẽ duy trì trạng thái này.

Khi không cấp nguồn vào cuộn dây thì tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian sẽ trở về trạng thái ban đầu. Sau đó, trong một khoảng thời gian đã được định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian này sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.

3/ Ứng dụng của Timer 

Timer thường được ứng dụng để sử dụng trong các khu vực như hành lang chung cư, đèn đường, đèn công ty, văn phòng…. những vị trí công cộng mà mọi người đều có quyền sử dụng chung. Ứng dụng của Timer vô cùng quan trọng, nó giúp giải quyết bài toán về tiết kiệm chi phí, năng lượng. Cụ thể bộ đặt thời gian Timer được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực:

– Công tắc điện ở hành lang trong các tòa nhà

– Trong các doanh nghiệp, văn phòng, công ty

– Hệ thống nhà xưởng….
Xem thêm:
Hướng dẫn lệnh lập trình Timer định thời PLC Siemens S7-1200


27/09/2021
dieu-khien-toc-do-cua-dong-co-1-chieu.jpg

Điều khiển động cơ điện 1 chiều có những phương pháp nào? thực hiện ra sao? là các câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm, thắc mắc. Trong nộ dung bài chia sẻ này Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết các phương pháp điều khiển động cơ điện 1 chiều cho bạn đọc tham khảo.

Bộ điều khiển động cơ 1 chiều là gì?

Bộ điều khiển động cơ điện 1 chiều chính là 1 thiết bị hoặc nhóm thiết bị sử dụng để điều chỉnh hiệu suất của động cơ 1 chiều.

Bộ điều khiển động cơ 1 chiều bao gồm các phương tiện tự động hoặc thủ công để dừng và khởi động động cơ, điều chỉnh hoặc giới hạn moomen xoắn, chọn quay ngược hoặc chuyển tiếp, chọn hoặc điều chỉnh tốc độ, bảo vệ quá tải và lỗi động cơ.

Phương pháp điều khiển động cơ điện 1 chiều

Hiện nay có 3 phương pháp chính thường được sử dụng để điều khiển động cơ điện 1 chiều. Cụ thể là các phương pháp sau:

1, Điều khiển tốc độ của động cơ điện 1 chiều bằng phương pháp sử dụng điện trở

Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng vì ưu điểm đơn giản chỉ cần mắc nối tiếp điện trở vào phần ứng, độ dốc của trường đặc tính sẽ giảm. Do đó số vòng quay giảm và tốc độ sẽ chậm lại tương ứng.

2, Điều khiển động cơ điện 1 chiều bằng phương pháp điều khiển từ thông

Phương pháp này hay còn được gọi là điều chỉnh sức điện động của động cơ và moomen điện từ. Khi từ thông giảm thì tốc độ quay của động cơ sẽ tăng lên. Tuy nhiên thực tế thì phương pháp này khá ít người sử dụng vì khó thực hiện.

3, Điều khiển động cơ điện 1 chiều bằng phương pháp điều khiển điện áp phần ứng

Điều khiển động cơ điện 1 chiều bạn có thể lựa chọn điều chỉnh điện áp cấp cho mạch phần ứng của động cơ hoặc lựa chọn điều khiển điện áp cấp cho mạch kích từ của động cơ. Cụ thể, khi thực hiện thay đổi điện áp của phần cứng thì tốc độ quay của động cơ sẽ thay đổi tương ứng.

Thực tế thì phương pháp điều khiển động cơ điện 1 chiều khá đơn giản. Bạn chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hoạt động cũng như trang bị một số kiến thức, kỹ năng thì hoàn toàn có thể điều khiển động cơ 1 chiều 1 cách nhanh chóng, hiệu quả.

Thông số kỹ thuật cần quan tâm khi sử dụng bộ điều khiển động cơ 1 chiều

Trên đây là các thông số kỹ thuật bạn đọc cần phải quan tâm khi sử dụng bộ điều khiển động cơ điện 1 chiều:

+ Kích thước

+ Nguồn cấp

+ Kiểu điều khiển: mô men toàn phần ngay ở tốc độ không, điều khiển vô cấp tốc độ và mô men động cơ, …

+ Điện áp điều khiển động cơ

+ Sai lệch tĩnh, ví dụ: < 1%  trong mọi trường hợp,…

+ Khả năng giới hạn dòng điện và điện áp điều chỉnh được.

+ Dải công suất

Ngoài ra còn cần quan tâm các có các chỉ số khác như: bảo vệ mất pha điện áp lưới, gia tốc tăng giảm điều chỉnh được, bảo vệ mất kích từ động cơ, tuổi thọ, khả năng chống quá tải, kết cấu gọn nhẹ,..…

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về phương pháp điều khiển động cơ điện 1 chiều. Hy vọng với các thông tin trên bạn đọc đã có được câu trả lời cần thiết cho các phương pháp điều khiển động cơ điện 1 chiều.
Xem thêm:
Động cơ điện 1 chiều là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động?
Cách chuyển đổi điện 1 pha thành 3 pha


23/09/2021
phan-biet-relay-1.jpg

Rơle hay còn được gọi là relay. Đây là một tiếp điểm được sử dụng với mục đích để thay đổi trạng thái từ ON sang OFF hoặc ngược lại. Rơle thường được ví như công tắc đèn nhưng nó đóng mở một cách tự động theo cách chúng ta cài đặt ban đầu.

Hợp Long tin rằng đã có rất nhiều người từng không biết hoặc nhầm lẫn các loại tín hiệu này, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.

1/ SPDT Relay

SPDT được viết tắt bởi Single Pole Double Throw. Có nghĩa là: có hai điểm điểm thường đóng (NC) và tiếp điểm thường mở (NO) với một tiếp điểm COM (tiếp điểm chung – hay tiếp điểm giữa). COM được viết tắt của chữ common.
Chúng ta có hai cắp tiếp điểm:
Tiếp điển C-B gọi là NC (Normal Close)
Tiếp điển C- A gọi là NO (Normal Open)
Lấy ví dụ : công tắc áp suất có thang đo 0.5-10 bar cần cài áp lực tại 8 bar sẽ đóng relay để ngắt bơm.
Như vậy
Khi áp suất dưới 8 bar thì tiếp điểm C sẽ luôn đóng với B và C hở với A .
Khi áp suất trên 8 bar thì C sẽ đóng với A và hở với B.
Tiếp điểm C sẽ được nối với nguồn 24Vdc hoặc 220V để điều khiển đóng ngắt bơm.
Việc sử dụng tiếp điểm SPDT khá đơn giản chỉ cần cấp nguồn tín hiệu điều khiển vào Terminal C (common), còn ngõ ra chúng ta có thể tuỳ chọn A hoặc B.

2/ DPDT Relay

3D ai circuit in futuristic concept suitable for future technology artwork , Responsive web banner
DPDT được việt tắt bởi Double Pole Double Throw để nói rằng đây là một tiếp điểm đôi thường gặp trên các nút nhấn hoặc công tắc. Relay DPDT có cấu tạo hoàn toàn giống với SPDT nhưng đây là tiếp điểm đôi có cùng trạng thái.
Tiếp điểm DPDT có hai tiếp điểm COM độc lập nhau C và E .
Trong đó :
Cặp tiếp điểm 1 : C – B ( thường đóng ), C – A ( thường mở )
Cặp tiếp điểm 2 : E – F ( thường đóng ), E – D ( thường mở )
Trạng thái sử dụng hoàn toàn giống như SPDT nhưng khi gạt công tắc thì cả hai tiếp điểm sẽ thay đổi đồng thời : C-B và E-F sẽ cùng thay đổi sang C-A và E-D.

3/ SPST Relay

3D ai circuit in futuristic concept suitable for future technology artwork , Responsive web banner

Tiếp điểm SPST là một tiếp điểm đơn được viết tắt bởi Single Pole Single Throw. Loại tiếp điểm này có thể thay đổi trạng thái được nhưng lại không có hai trạng thái NO/NC.
Sử dụng tiếp điểm đơn SPST khá đơn giản chỉ cần cấp nguồn vào Terminal 6, khi tới giá trị cài đặt tiếp điểm 6 sẽ nối với Terminal 7. Cách sử dụng đơn giản phù hợp cho các bạn ko am hiểu nhiều về kỹ thuật cũng như đơn giản đối với các bạn chuyên ngành.
Các tín hiệu SPDT , DPDT , SPST đều có khả năng đóng ngắt tải nhỏ như 2A-5A tuỳ theo thiết bị. Để đảm bảo tiếp điểm không bị cháy khi đóng ngắt các bạn nên sử dụng rơle trung gian hoặc contactor.

4/ PNP Relay switch

PNP relay switch được sử dụng trên các thiết bị đo có độ nhạy cao như cảm biến đo mức nước điện dung CLS-23N-21. Tín hiệu ngõ ra chỉ có thể đóng được các dạng cuộn coi và điện trở.
Và Tất nhiên không thể tác điều khiển được các loại mạch dạng điện dung hay đèn.

3D ai circuit in futuristic concept suitable for future technology artwork , Responsive web banner

Tín hiệu ngõ ra PNP relay khác biệt hoàn toàn với tín hiệu dạng SPDT có khả năng chịu tải trực tiếp lên đến 2-5A. Các tiếp điểm Relay PNP chỉ có khả năng đóng được cuộn coi của các relay kiếng tại 100mA. Thông qua các tiếp điểm phụ của rơle kiếng chúng ta có thể điều khiển các thiết bị chịu tải cao.
Mình lấy ví dụ cảm biến đo mức nước CLS-23N-21 có ngõ ra Relay PNP. Khi mức nước dâng lên tới mức cần cài đặt tín hiệu ngõ ra sẽ xuất một tín hiệu ON – PNP tương ứng với 100mA.
Để sử dùng tín hiệu từ cảm biến để ngắt bơm phải dùng qua rơle trung gian hoặc dùng một bộ khuếch đại TDU-1211 của hãng để đưa tín hiệu 100mA thành tín hiệu SPDT 5A.
Thông qua bộ điều khiển TDU-1211 chúng ta có thể đóng ngắt bơm trực tiếp thông qua các contactor điều khiển.

5/ NPN relay switch

3D ai circuit in futuristic concept suitable for future technology artwork , Responsive web banner

Relay NPN hoàn toàn ngược lại so với PNP. PNP thì ngõ ra sẽ là dòng điện Dương, còn NPN thì ngõ ra lại Âm. Khi nhìn vào sơ đồ điều khiển chúng ta dể dàng thấy rõ điều này.
Tương tự như rơle loại PNP chúng ta cũng dùng rơle kiếng hoặc bộ khuếch đại relay của hãng.
Cách dùng tương tự như cảm biến có ngõ ra Rơle PNP

6/ Relay SSR

SSR là tên viết tắt của Solid State Relay hay còn được gọi là rơle bán dẩn được dùng để điều khiển các điển trở gia nhiệt. Đây là một thiết bị trung gian nhận tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển nhiệt độ PID tới thiết bị gia nhiệt.

3D ai circuit in futuristic concept suitable for future technology artwork , Responsive web banner

Các relay bán dẩn này khuếch đại tín hiệu đầu vào rất nhỏ thành tín hiệu ngõ ra rất lớn. Khả năng chịu tải có thể lên tới hàng trăm Ampe. Mức độ chịu tại phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của Relay SSR.
Các tín hiệu Rơle bán dẩn nhận :
PNP
NPN
4-20mA
Các bộ điều khiển nhiệt độ cần có tín hiệu ngõ ra phù hợp với loại tín hiệu đầu vào của Relay SSR. Thông qua điều khiển PID SSR sẽ làm thay đổi công suất của điện trở nhiệt.
Tóm lại, Rơle bán dẫn là một thiết bị trung gian không thể thể thiếu trong điều khiển nhiệt độ sử dụng điện trở để gia nhiệt. Thông qua bộ điều khiển nhiệt độ PID , các SSR sẽ điều khiển công suất của điện trở gia nhiệt.
Xem thêm:
Nguyên lý hoạt động của Relay bảo vệ
Hướng dẫn lắp đặt rơ le bảo vệ mất pha


16/09/2021
tai-xuong.jpg

Cách đấu dây điều khiển PLC với biến tần như thế nào? Cách làm ra sao mới là đúng và chính xác nhất? Nếu đây là các vấn đề mà bạn đọc đang thắc mắc thì xem ngay chia sẻ sau của Hợp Long để có được chi tiết câu trả lời.

Cách đấu dây điều khiển PLC với biến tần

Trong trường hợp tủ điện công nghiệp có cả PLC và biến tần thì bạn cần phải kết nối dây điều khiển giữa PLC và biến tần để PLC có thể điều khiển biến tần. Vậy câu hỏi đặt ra là kết nối dây điều khiển giữa PLC và biến tần như thế nào?

Cách đấu dây điều khiển giữa PLC và biến tần

Kết nối chân điều khiển Run/Stop của biến tần với PLC

Trên biến tần thường có cấu tạo gồm có 2 chân là: chân Run và Stp và chân chung.

Đối với PLC có ngõ ra relay thì bạn chỉ cần đấu  nối chân chung từ biến tần lên PLC và sau đó dùng relay để kích nối chung theo trình tự lần lượt với các chân Run/Stop đề điều khiển biến tần.

Còn đối với PLC có ngõ ra dạng transistor hoặc điện áp thì bạn cần phải kiểm tra, xem kỹ chân điều khiển của biến tần ở dạng sink hay source. Sau đó mới có thể tiến hành kết nối PLC với biến tần theo hướng dẫn của hãng.

Kết nối chân điều khiển tốc độ – tần số giữa PLC và biến tần

Để PLC có thể điều khiển tần số của biến tần thì chúng ta thường sử dụng phương pháp điều khiển bằng analog. Theo đó, trên PLC buộc phải được tích hợp module analog dạng (0-10V hoặc 4-20mA). Sau đó, bạn tiến hành kết nối chân này vào chân nhận analog của biến tần. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với một số loại biến tần thì chân nhận tín hiệu analog sẽ có công tắc gạt chọn chế độ nhận dòng hay áp. Nên các bạn cần lưu ý đến công tắc này để kết nối sao cho đúng. Cần chú ý tránh kết nối áp và dòng lẫn lộn nhau. Vì có thể dây ra hư hỏng chân tín hiệu Analog.

Hợp Long hiện là nhà phân phối thiết bị điện công nghiệp, thiết bị tự động hóa chính hãng, giá tốt nhất Việt Nam. Chúng tôi có trụ sở, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng …… sẵn sàng phục vụ 24/7 ngay khi quý khách có nhu cầu.
Xem thêm:
Ngôn ngữ lập trình PLC LAD/LD (Ladder Logic/Ladder Diagram)
Nên lựa chọn PLC hay mạch vi xử lý điều khiển?


10/09/2021
nguyen-ly-hoat-dong-cua-relay.jpg

Relay bảo vệ là gì? và nguyên lý hoạt động của Relay bảo vệ như thế nào? là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm thắc mắc. Trong nội dung bài chia sẻ này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi trên cho bạn đọc tham khảo.

Relay bảo vệ là gì?

Relay bảo vệ hay còn gọi là rơ le bảo vệ. Đây là các thiết bị điện tử hoạt động dựa trên cuộn dây điện từ tác động lên các bộ phận truyền động để phát hiện ra các hoạt động bất thường như: dòng công suất ngược, quá dòng, quá áp, quá thấp tần số….

Mô tả các ký hiệu trên Relay bảo vệ 

Trên relay bảo vệ thường có 3 loại ký hiệu: NO, NC và COM.

+ COM (Common) được kết  nối với 1 trong 2 chân còn lại. COM kết nối với chân nào phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của relay bảo vệ

+ NO (Normally Open) khi relay ở trạng thái ON thì chân COM sẽ được đấu nối với chân này

+ NC (Normally Closed) Nghĩa là bình thường thì sẽ đóng. Tức là khi Relay ở trạng thái OFF thì chân COM sẽ nối với chân này.

Nguyên lý hoạt động của Relay bảo vệ 

Khi dòng điện chạy qua Relay đồng thời sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này sẽ tác động lên đòn bẩy bên trong gây tác động đóng/mở các tiếp điểm điện. Do đó, sẽ làm thay đổi trạng thái của Relay. Theo đó, số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều tiếp điểm tùy thuộc vào thiết kế.

Relay bảo vệ có 2 mạch hoạt động độc lập.

+ Một mạch điều khiển cuộn dây ở trạng thái ON hoặc OFF

+ Mạch khác kiểm soát dòng điện dựa vào trạng thái ON hoặc OFF của relay

Dòng điện chạy qua cuộn dây để điều khiển relay ON hay OFF thường vào khoảng 30mA với điện áp 12V hoặc có thể lên tới 100mA. Lúc này cần có một BJT để khuếch đại dòng nhỏ ở ngõ ra IC thành dòng lớn hơn để phục vụ cho relay.

Hợp Long địa chỉ phân phối tất cả các thiết bị tự động hóa, thiết bị điện công nghiệp đến từ các hãng hàng đầu: Schneider, LS, Delta, Mitsubishi……Chúng tôi có trụ sở, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng …… sẵn sàng phục vụ 24/7.
Xem thêm:
Hướng dẫn lắp đặt rơ le bảo vệ mất pha
Cuộn kháng – Cấu tạo, chức năng, ứng dụng


10/09/2021
phan-biet-cac-loai-cap-usb-1.jpg

USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng và cực kỳ phổ biến hiện nay. Có thể nhìn thấy chuẩn USB ở rất nhiều các thiết bị thường dùng như: chuột, bàn phím, loa, máy in, bộ nhớ USB,.v.v. và nhiều loại khác nữa.
Chúng ta thường thấy nó được sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi vào laptop, PC, tablet và nhiều thiết bị khác như Tivi, Radio, v.v. Các loại sạc điện thoại, sạc smatphone hiện nay hầu như đều là sạc có cổng USB. Và thậm chí cả ổ điện hiện nay nhiều nơi cũng sử dụng cổng USB để cấp nguồn.
Tuy nhiên, mỗi loại cổng USB đều có các tính năng, công dụng khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Phân loại theo tốc độ truyền tải

Theo tốc độ truyền tải, cáp USB chia ra 4 phiên bản chính tương đương với sự phát triển của cáp theo thời gian từ trước đến nay: USB 1.1, USB 2.0, USB 3.0 và USB 3.1.

2. Phân loại theo hình dáng vật lý của cổng kết nối


2.1 Cáp USB Type A
Đây là loại cáp phổ biến nhất hiện nay, xuất hiện trên cả TV, máy tính, điện thoại,… Dễ nhận thấy nhất chính là chuột máy tính, cáp sạc hay cổng USB truyền dữ liệu trên máy tính,… Khi nhắc đến cáp USB, hầu hết chúng ta đều đang nhắc đến Type A.
2.2. Cáp USB Type B
Trong khi USB Type A thường được kết nối với nguồn dữ liệu chủ thì đầu còn lại của dây cáp sẽ là Type B. Chúng ta có thể bắt gặp loại cổng này trong các máy tin, ổ cứng hay smartphone.
Qua nhiều thế hệ phát triển, USB Type A luôn giữ nguyên hình dáng trong khi Type B đa dạng hơn, điển hình có thể nhắc đến như Standard B, Mini-B USB, Micro-B USB, Standard-B USB 3.0,…
2.3. Cáp USB Type C
USB Type C trở thành tiêu điểm công nghệ trên toàn thế giới sau khi Macbook 12inch mới nhất của Apple được ra mắt có kết hợp Type C trong thiết kế.
Với ưu điểm nhỏ gọn (kích thước 8.4 mm x 2.6 mm), Type C phù hợp với cả những thiết bị ngoại vi nhỏ nhất hiện nay, cùng với ưu điểm vượt trội là truyển tải hình ảnh, nó có thể thay thế cổng HDMI, VGA, USB- type A, DisplayPort và cổng sạc.
Một điểm cộng nữa cho Type C là khả năng đảo đầu kết nối linh hoạt, bạn sẽ không phải loay hoay xoay đúng chân sạc như trước đây nữa.
Công suất truyển tải lớn khiến các thiết bị được sạc qua giao thức USB Type C có thể sạc thông qua laptop hay máy tính bảng một cách dễ dàng.
2.4. Cáp USB Mini A và Mini B
Đây là phiên bản thu nhỏ của cáp Type B để phù hợp với các thiết bị điện thoại, máy in,… vốn yêu cầu cổng kết nối nhỏ gọn hơn.
Với nhu cầu biến thiết bị kết nối thành máy chủ để kết nối các thiết bị ngoại vi khác, chức năng On-The-Go được tích hợp vào và USB Mini A ra đời.
Ngày nay, hầu hết các loại USB Mini đã được thay thế dưới dạng USB Micro với khả năng tích hợp On-The-Go phổ biến.
2.5. Cáp USB Micro A và Micro Type B
Đúng như cái tên, cáp USB Micro Type A và B cũng là phiên bản thu nhỏ của Type A và Type B tương ứng, được thiết kế phù hợp cho các loại điện thoại di động, máy ảnh hay GPS,… hiện nay.
Tốc độ truyền tải của chuẩn kết nối là 480 Mbps và có tính On-The-Go (cho phép thiết bị được kết nối trở thành máy chủ và kết nối các thiết bị ngoại vi khác).
Xem thêm:
LAN, MAN, WAN là gì? Tổng quan về mạng LAN, MAN và WAN
Profibus là gì? Cùng tìm hiểu về giao thức truyền thông Profibus (Phần 1)

27/08/2021

Phần 1: https://hoplong.com/profibus-la-gi-cung-tim-hieu-ve-giao-thuc-truyen-thong-profibus-phan-1/

Ưu, nhược điểm của Profibus

Ưu điểm của Profibus: 

– Được sử dụng rộng rãi, hoạt động ổn định, đơn giản, đáng tín cậy dễ mở rộng hệ thống.

– Hỗ trợ mạng tại các cấp độ thiết bị, điều khiển quá trình.

– Sẵn có giao diện cho các ứng dụng variable speed drive và trung tâm điều khiển động cơ (Profibus DP).

– Sử dụng trong môi trường an toàn (Intrinsically Safe) (đối với các thiết bị Profibus PA).

– Các cổng nối (gateway) cho phép tích hợp Profibus PA trực tiếp với mạng Profibus DP.

– Giao diện chủ (host) sẵn có cho hầu hết PLC, DCS và các hệ thống máy tính.

– Thiết bị gateway hỗ trợ trực tiếp các mạng bus sensor chi phí thấp hơn, đặc biệt là AS-Interface.

– Dù có nhiều ưu điểm song PROFIBUS cũng tồn tại những nhược điểm:

Nhược điểm của Profibus:

– Profibus DP không hỗ trợ ứng dụng Intrinsically Safe.

– Những yêu cầu rằng buộc về hệ thống dây cáp, điện, tiếp đất, bọc và đầu cuối phải được tính đến trong quá trình thiết kế và lắp đặt.

Sự khác biệt giữa PROFIBUS và PROFINET

Khi chúng ta nói về PROFIBUS, chúng ta đang nói về một giao thức truyền thông kỹ thuật số truyền thống và nổi tiếng đã được triển khai trong các ngành và ứng dụng khác nhau. Giao thức này dựa trên giao tiếp nối tiếp và đã mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành.

PROFINET là một giao thức dựa trên Ethernet công nghiệp. PROFINET hỗ trợ giao tiếp nhanh hơn và cũng có nhiều băng thông hơn. Điều này có nghĩa là một thông điệp được trao đổi trên mạng PROFINET có thể chứa nhiều thông tin hơn một thông điệp trên PROFIBUS.

PROFIBUS PROFINET
Tổ chức PI
Application profiles Giống nhau
concepts Engineering, GSDs
Lớp vật lý RS-485 Ethernet
Tốc độ 12 Mbit/s 1 Gbit/s hoặc 100 Mbit/s
Thông điệp 244 bytes 1440 bytes (cyclic)^
Address space 126 unlimited
Technology Master/slave Provider/consumer
Connectivity PA + other* Many buses
Wireless Possible* IEEE 802.11, 15.1
motion 32 axes >150 axes
Machine-to-machine No Yes
Vertical integration No Yes
^ with multiple telegrams: lên tới 2^32-65 (acyclic)
* không có thông số kỹ thuật, nhưng có sẵn các giải pháp
Xem thêm:
ZigBee là gì? Công nghệ không dây Zigbee trong công nghiệp (Phần 1)
ZigBee là gì? Công nghệ không dây Zigbee trong công nghiệp (Phần 2)

26/08/2021
schneider-atv212hd15n4.jpg

Ở các nhà máy sản xuất hiện nay, chúng ta sẽ gặp trường hợp động cơ cần có nguồn cấp là 3 pha mà thực tế nhà máy thì chỉ có dòng 1 pha. Vậy câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để biến nguồn 1 pha có sẵn thành nguồn 3 pha để sử dụng. Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài chia sẻ này, Hợp Long sẽ chia sẻ cho bạn 3 cách để chuyển đổi điện 1 pha thành 3 pha đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Phương pháp chuyển đổi điện 1 pha thành 3 pha

1, Sử dụng biến tần 1 pha ra 3 pha 220v

Hiện nay, biến tần là thiết bị phổ biến được sử dụng trong các nhà máy, phân xưởng nhờ khả năng biến đổi tần số điều khiển động cơ và tiết kiệm điện năng. Bên cạnh tính năng ai cũng biết này của biến tần thì nó còn có khả năng giúp chuyển đổi dòng điện 1 pha ra 3 pha vô cùng tiện lợi.

Ưu nhược điểm của biến tần trong việc chuyển đổi điện 1 pha thành 3 pha 

Biến tần chủ yếu được sử dụng để điều khiển động cơ. Do đó, việc áp dụng để thay đổi dòng cũng là một trong những ứng dụng của biến tần. Sử dụng biến tần để chuyển đổi điện 1 pha thành 3 pha là phương pháp tốt nhất, phổ biến nhất hiện nay.

+ Thường được sử dụng trong các nhà máy: kéo, nghiền, máy tráng màng, máy tạo sợi, thủy sản…..

+ Nếu mục đích là để dùng cho các tủ điều khiển công nghiệp thì dùng biến tần còn khá nhiều hạn chế. Do đó không thể đáp ứng được hiệu năng cao.

+ Giá biến tần khá cao. Nhưng nếu so sánh thì vẫn thấp hơn chi phí máy biến áp

+ Cài đặt, vận hành dễ dàng, hiệu suất hoạt động cao, ổn định. Dễ dàng khắc phục khi gặp sự cố.

2, Sử dụng biến áp từ 1 pha ra 3 pha

+ Biến áp để chuyển đổi điện 1 pha thành 3 pha cũng là phương pháp được áp dụng rất nhiều. Nhất là với các đơn vị chưa có nhiều điều kiện kinh tế. Sử dụng biến áp sẽ có những ưu nhược điểm sau:

+ Sử dụng được cho hầu hết các thiết bị công nghiệp dùng nguồn 220V, 380V dòng 3 pha

+ Cho các loại tủ điều khiển, tủ điện công nghiệp và các loại máy móc sử dụng nguồn xoay chiều 3 pha

+ Chất lượng đầu ra ổn định

3, Máy đổi điện 1 pha 220v ra 3 pha 380v

Trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp các loại máy giúp chuyển đổi dòng từ 220V ra 380V. Tuy nhiên, để thiết bị hoạt động ổn định thì máy cần đáp ứng các yêu cầu nguồn vào sau:

+ Điện áp vào: 220V±10%

+ Tần số ngõ vào: 47~63Hz

+ Điện áp ra: 3 pha 220V/380V

+ Tần số ngõ ra: 0.00 ~ 400.00Hz

+ Công suất đạt được dao động từ: 0,75 – 110 Kw

Theo đánh giá thì hiệu suất tính toán thực tế hoạt động của máy đạt trên 98%. Ngoài ra, thiết bị này còn có thêm ưu điểm nữa là có thể vận hành liên tục và ổn định trong thời gian dài.

Trên đây là 3 phương pháp chuyển đổi điện 1 pha thành 3 pha đang được nhiều đơn vị áp dụng nhất. Với các thông tin trên, mong rằng bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp cho đơn vị sản xuất, nhà máy của mình. Hợp Long chuyên cung cấp thiết bị điện công nghiệp và giải pháp phần mềm. Chúng tôi là đối tác phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam các dòng sản phẩm mang thương hiệu toàn cầu như: Schneider, Autonics, Autosigma, SPG, Omron,….Chi tiết liên hệ Hotline 1900 6536 để được tư vấn, giải đáp nhanh, chính xác nhất.
Xem thêm:
Cách đảo chiều quay động cơ điện motor 1 pha, 3 pha
Cách đấu nối mạch điện sao tam giác
Sơ đồ đấu dây motor 3 pha chạy đảo chiều thuận nghịch bằng nút nhấn


24/08/2021

Profibus là gì?

Profibus (Process Field Bus) là một chuẩn truyền thông fieldbus, được sử dụng trong lĩnh vực kỹ thuật tự động hóa và được phát triển lần đầu vào năm 1989 bởi BMBF (phòng giáo dục và nghiên cứu Đức) và sau đó được sử dụng bởi Siemens. Trong các ứng dụng tự động hóa công nghiệp và tự động hóa tòa nhà, các mạng trường nối tiếp (serial fieldbus) có thể hoạt động như hệ thống truyền thông, trao đổi thông tin giữa các hệ thống tự động hóa và các thiết bị hiện trường phân tán. Chuẩn này cũng cho phép các thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau giao tiếp với nhau mà không cần điều chỉnh giao diện truyền thông đặc biệt.

Đặc điểm của Profibus

Profibus là một mạng Fieldbus được thiết kế để giao tiếp giữa máy tính và PLC. Dựa trên nguyên tắc token bus không đồng bộ ở chế độ thời gian thực, PROFIBUS xác định mối quan hệ truyền thông giữa nhiều master và giữa master-slave, với khả năng truy cập theo chu kì và không theo chu kì, tốc độ truyền tối đa lên tới 500 kbit/s (trong một số ứng dụng có thể lên tới 1,5Mbp hay 12Mbp). Khoảng cách bus tối đa không dùng bộ lặp (repeater) là 200m và nếu dùng bộ lặp khoảng cách tối đa có thể đạt được là 800m. Số điểm (node) tối đa nếu không có bộ lặp là 32 và là 127 nếu có bộ lặp.

Profibus sử dụng phương tiện truyền tin xoắn đôi và RS485 chuẩn công nghiệp trong các ứng dụng sản xuất hoặc IEC 1158-2 trong điều khiển quá trình. PROFIBUS cũng có thể sử dụng Ethernet TCP/IP.

Phân loại Profibus

Profibus có 3 kiểu giao thức là: PROFIBUS DP, PROFIBUS PA, PROFIBUS FMS

PROFIBUS DP

PROFIBUS DP là bus cấp thiết bị hỗ trợ cả tín hiệu tương tự và tín hiệu phân tán. PROFIBUS DP được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay cho các đối tượng như hệ thống I/O, điều khiển động cơ và biến tần. DP là viết tắt của “Decentralized Periphery”. Tên gọi này đề cập đến các kết nối I/O, sử dụng giao tiếp nối tiếp tốc độ cao hoàn toàn phi tập trung để kết nối với bộ điều khiển trung tâm.

Profibus DP truyền thông với tốc độ từ 9,6 Kbp -12 Mbp trong phạm vi từ 100-1200m. Nó là PROFIBUS hoạt động trên giao diện RS485 chuẩn và đã được bổ sung một số đặc điểm để phù hợp với các ứng dụng quá trình như đọc/ghi dữ liệu quá trình không theo chu kì, truyền trạng thái thiết bị, cấp nguồn trên bus và an toàn nội tại.

PROFIBUS DP được thiết kế để truyền dữ liệu tốc độ cao tại cấp thiết bị. Trong trường hợp này, các bộ điều khiển trung tâm (PLC, PC) giao tiếp với các thiết bị hiện trường phân tán của chúng (I/O, drive, van…) qua một liên kết nối tiếp tốc độ cao. Hầu hết quá trình truyền dữ liệu với các thiết bị phân tán này được thực hiện theo chu kì. Không kém phần quan trọng, mạng DP có thể có cấu hình ProfiSafe và chúng có thể được sử dụng trong các ứng dụng an toàn SIL3.

PROFIBUS PA

PROFIBUS PA là một fieldbus có chức năng toàn diện thường được sử dụng cho thiết bị cấp quá trình. Ban đầu, giao thức PROFIBUS PA được phát triển như một bước tiến của giao tiếp HART. Nó dành riêng cho các ứng dụng hiện trường, nơi yêu cầu giao tiếp giữa các dụng cụ đo và hệ thống điều khiển. PROFIBUS PA có cấu trúc mạng vật lý tuân theo IEC-61158-2 và truyền thông với tốc độ 31,25 Kbp với phạm vi tối đa 1.900m/phân đoạn. Chuẩn này được thiết kế cho những ứng dụng Intrinsically Safe.

Thiết bị PROFIBUS PA không được kết nối trực tiếp với bộ điều khiển. Điều này được thực hiện trên mạng PROFIBUS DP nhanh hơn và tiếp cận thông qua bộ ghép nối hoặc liên kết. Bộ ghép nối/liên kết hoạt động như một giao diện mạng và cung cấp năng lượng cho bus.

Có thể thiết kế kết nối an toàn trên mạng PA, có nghĩa là các thiết bị kết nối với chúng có thể hoạt động trong các khu vực nguy hiểm.

Thông thường, có ít thiết bị hơn trên một bus an toàn của mạng PA khi so sánh với mạng thông thường, nhưng điều này phụ thuộc vào một số yếu tố quyết định số lượng thiết bị tối ưu cho mỗi loại. Ví dụ: dòng tiêu thụ thiết bị, chiều dài bus, loại cáp, v.v.

PROFIBUS FMS

PROFIBUS FMS cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn chức năng khi so sánh với các biến thể khác. Đây là giải pháp trong tiêu chuẩn truyền thông chung có thể được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ truyền thông phức tạp giữa PLC và DCS. Biến thể này hỗ trợ giao tiếp giữa các hệ thống tự động hóa bên cạnh việc trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị thông minh, thường được sử dụng ở cấp độ điều khiển. Gần đây, vì chức năng chính của nó là giao tiếp ngang hàng, nó đang được thay thế bằng ứng dụng trong Ethernet.

(Còn tiếp)
Xem thêm:
Bản chất chuẩn truyền thông RS232 và RS485
Nguyên lý hoạt động của truyền thông không dây
Những điều cần biết về giao thức Modbus


Hà Nội

Trụ sở chính


1800.6345

1900.6536

hoplong.com

[email protected]

Chi nhánh

We Are Everywhere



Hệ thống chi nhánh

Văn phòng: 87 Lĩnh Nam, Hà NộiKho: 946 Bạch Đằng, Hà NộiNhà máy: 22/64 Sài Đồng , Hà NộiCN1: 27 Vũ Giới – Bắc NinhCN2: 23 – BS1 Khu Đô thị PG, An ĐồngCN3: 35 Chu Mạnh Trinh, Đà Nẵng55 Minh Phụng, Tân Thới Nhất, Q12, HCM


Hợp Long Social

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi Hoplong trên mạng xã hội để cập nhật các thông tin và hoạt động mới nhất.