Thiết bị tự động

07/10/2021

Tủ điện hạ thế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa dòng điện, có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện quan trọng, đảm bảo cho đường truyền điện hoạt động ổn định, an toàn.

Lắp đặt tủ hạ thế chính là cách để bảo vệ sự sống con người, hạn chế tối đa những tai nạn thương tâm do sự cố điện dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Hợp Long là nhà phân phối các thiết bị lắp đặt tủ điện từ các thương hiệu lớn như Schneider, LS, Siemens, Omron, Selec, Leipole, Giga Electric, Taiwan Metter,… Chúng tôi cung cấp các phụ kiện cho tủ điện của bạn trở nên ĐẲNG CẤP nhất!

Quý khách hàng truy cập website hoplongtech.com hoặc liên hệ hotline 1900.6536 để nhận tư vấn kỹ thuật.


03/02/2021
banner-nha-pp-HQ-news-e1612335833305.png

Hợp Long tự hào là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm điện, tự động hóa của nhiều thương hiệu lớn xuất xứ từ Hàn Quốc như: LS, Autonics, Hanyoung, Samwha EOCR, SPG, Sensys, Autosigma…
1/ Thiết bị điện LS

Thiết bị điện LS do Hàn Quốc sản xuất là dòng thiết bị điện tiêu chuẩn được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam do đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe và đặc biệt là chi phí đầu tư thấp. Với ưu điểm đó thiết bị điện LS được sử dụng trong tất cả các công trình dân dụng và công nghiệp, các nhà máy, xưởng sản xuất, chung cư, tòa nhà văn phòng…

Phần lớn các tủ điện công nghiệp hiện nay đều có sự hiện diện của thiết bị điện LS, từ MCCB, Contactor, đến các máy đóng cắt ABC công suất lớn bởi ưu điểm tính ổn định, bền bỉ theo thời gian, giá thành hợp lý

Sản phẩm bao gồm: máy cắt trung thế, VCB, máy cắt hạ thế ACB, aptomat, cầu dao tự động MCCB, MCB, cầu dao chống giật ELCB, khởi động từ (contactor), rơ le nhiệt…
>>> Xem chi tiết các sản phẩm LS tại: https://hoplongtech.com/product-category/ls
2/ Autonics


Autonics là một thương hiệu lớn và uy tín của Hàn Quốc. Tập đoàn Autonics sản xuất và cung cấp các sản phẩm tự động hóa trên phạm vi toàn cầu. Sản phẩm cối lõi bao gồm: cảm biến, bộ điều khiển, thiết bị chuyển động, thiết bị đo lường, hệ thống khắc laser, thiết bị kết nối, công cụ tự động hóa quá trình, công tắc điều khiển, thiết bị kết nối ngoại vi và nhiều sản phẩm khác.
Sản phẩm Autonics được các kỹ sư tin dùng và ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm: sản xuất và đóng gói thực phẩm, chế biến nhựa và cao su, thiết bị bán dẫn và máy móc gia công kim loại, các thiết bị tự động trong thang máy, cửa an toàn, máy ATM, CCTV và thiết bị điện tử văn phòng.
>>> Xem chi tiết các sản phẩm Autonics tại: https://hoplongtech.com/product-category/autonics
3/ Hanyoung Nux


Hanyoung Nux là thương hiệu toàn cầu trong việc sản xuất và phân phối thiết bị điện công nghiệp – điện tự động
Hanyoung có khoảng hơn 100.000 sản phẩm được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực điện công nghiệp – điện tự động. Sản phẩm của công ty hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp (ngành nhựa, thực phẩm, khai thác khoáng sản, luyện kim…), nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt…).
Các sản phẩm chính:
Các thiết bị tự động công nghiệp: Cảm biến, bộ mã hóa vòng quay, bộ đếm, bộ điều khiển nhiệt độ, đồng hồ đa chức năng, đồng hồ đo tốc độ v/p, m/p, PLC, HML, Scada, Biến tần, Stepping Motor, Servo Motor. Các thiết bị cho khí nén: Xylanh khí, van điện từ, bộ lọc khí, bộ điều áp, đấu nối nhanh, ống dẫn khí…
>>> Xem chi tiết các sản phẩm Hanyoung tại: https://hoplongtech.com/product-category/hanyoung
4/ Samwha EOCR


Relay (rơ le) bảo vệ hiệu Samwha EOCR (Hàn Quốc/Korea) thuộc tập đoàn Schneider Electric. Là loại rơle điện tử, các sản phẩm đa dạng với đầy đủ các chức năng bảo vệ, có cổng RS485 kết nối máy tính, 1 pha, 3 pha, gián tiếp, trực tiếp.
– Rơ le bảo vệ chuyên dùng cho động cơ (motor): mất pha, ngược pha (đảo pha), lệch pha (cân pha), kẹt rotor, quá tải động cơ (thay thế cho rơ le nhiệt), thấp dòng, quá áp, thấp áp…
– Rơ le bảo vệ gắn tủ điện như: rơ le bảo vệ dòng rò (earth leakage), rơ le bảo vệ chạm đất (earth fault)…
– Phụ kiện cho rơ le: biến dòng bảo vệ (PCT), biến dòng Zero (ZCT)…
5/ SPG


SPG MOTOR là thương hiệu hàng đầu của Hàn Quốc về lĩnh vực thiết bị truyền động. Sản phẩm chủ lực của SPG Motor chính là các dòng motor giảm tốc công suất nhỏ từ 6w, 10w, 15w, 25w, 40w, 60w, 90w, 120w, 150w, 180w và 200w chạy điện AC hoặc DC. Sản phẩm do SPG Motor cung cấp có chất lượng bánh răng vượt trội so với sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc.
>>> Xem chi tiết các sản phẩm SPG tại: https://hoplongtech.com/product-category/spg-motor
6/ Sensys


Sensys là hãng cảm biến hàng đầu Hàn quốc chuyên thiết kế và sản xuất cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ.
Cảm sản phẩm chính của Sensys có thể kể đến như: Cảm biến áp suất, cảm biến áp suất điện tử, cảm biến nhiệt độ, cảm biến mức, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ đo lưu lượng…
>>> Xem chi tiết các sản phẩm Sensys tại: https://hoplongtech.com/product-category/sensys
7/ Autosigma


Autosigma chuyên các loại Van điện từ, van điện từ cho ngành gas, các loại cảm biến lưu lượng, áp suất, van khí nén…
>>> Xem chi tiết các sản phẩm Autosigma tại: https://hoplongtech.com/product-category/autosigma

HopLongTech – Nhà phân phối chính hãng sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc. Gọi ngay 19006536 để được hỗ trợ.


25/12/2020

Trong quá trình sử dụng vận hành PLC trong hệ thống dây chuyền máy móc việc gặp phải lỗi là có thể xảy ra, để biết nguyên nhân và cách phục lỗi plc thường gặp cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lỗi PLC bị hư dây tín hiệu ngõ vào ra 

Lỗi PLC thường gặp là PLC bị hư ngõ vào ra dẫn đến chương trình chạy không đúng hoặc không thể khởi động, điều khiển máy móc dây chuyền được.

Nguyên nhân

– Hỏng ngõ đọc tín hiệu ngõ vào do đấu dây sai âm dương: Làm hư con photo đọc trạng thái ngõ vào của plc. Đa phân việc hư hỏng tín hiệu ngõ vào là do thao tác đấu nối sai của người sử dụng. Còn hư hỏng do nhà sản xuất có tỷ lệ rất thấp.
– Đối với ngõ ra PLC dạng transistor cũng có thể bị lỗi do nguyên nhân tương tự. Ngõ vào do đấu nối sai hoặc cấp điện áp quá, hoặc tải quá bé làm cho ngõ ra bị chạm dẫn tới cháy con ngõ ra.
– PLC có ngõ ra dạng relay thì bị hai lỗi phổ biến: Tín hiệu ngõ ra luôn On hoặc không thể xuất tín hiệu ngõ ra. Thường lỗi này do nhiều nguyên nhân như relay đã sử dụng tới giới hạn của nhà sản xuất. hoặc sử dụng tiếp điểm relay đóng cắt cho tải có dòng quá lớn gây hư hỏng.

Cách khắc phục:
Mở board mạch plc bên trong, dùng vom đo đạc từng chân linh kiện để xác định phần hư hỏng sau đó tiến hành thanh thế.

Lỗi PLC không lên nguồn

Có thể dễ dàng nhận ra lỗi PLC không lên nguồn bằng cách bật CB của tủ điện. Trường hợp đèn power của plc không sáng thì chứng tỏ plc đã bị gặp lỗi hư nguồn.

Nguyên nhân:

– Với loại sử dụng nguồn ngoài 24VDC do sử dụng nguồn ngoài loại chất lượng kém nên dẫn tới tuổi thọ nguồn cấp không cao nên thường xuyên bị hư hỏng.
– Có thể do cấp quá điện áp 24 VDC. Cấp nhầm chân âm dương hay cấp điện 220v vào plc sử dụng nguồn 24v.
– PLC sử dụng nguồn ac 220v việc không lên nguồn có thể do bộ chuyển đổi nguồn từ 220v thành 24v cấp cho cpu bị hỏng nên dẫn tới plc không lên nguồn.
– Một số nguyên nhân khác làm cho plc không lên nguồn: Do hư biến thế, mất pha đầu vào hoặc xảy ra chạm chập.

Cách khắc phục:
Khi PLC gặp phải lỗi này cần có kiến thức về plc lẫn kỹ năng sửa chữa mạch điện tử để kiểm tra sửa chữa các linh kiện có liên quan tới khối nguồn. Thường bao gồm diode tụ điện điện trở công suất, cầu chì và biến thế xung. Chú ý trước khi đưa vào hoạt động lại cần đảm bảo kiểm tra thật kỹ để tránh trường hợp khắc phục xong phần bị lỗi mà plc và tủ điện hư hỏng nặng hơn.

Lỗi PLC bị hết pin

Nguyên nhân:
Cách dòng plc đa số đều lưu chương trình trên bộ nhớ lưu trữ bằng pin, do đó sau một thời gian sử dụng từ 2-10 năm sẽ dẫn tới tình trạng pin bị yếu hoặc hết pin dẫn tới plc bị mất chương trình và không chạy được.
Cách nhận biết lỗi PLC bị hết pin là đèn error báo lỗi trên plc sẽ sáng. Hoặc đèn báo pin(BAT hoặc Battery) sẽ sáng.

Cách khắc phục:
Ngay khi phát hiện lỗi này trên plc cần phải tiến hành thật nhanh đồng thời 2 biện pháp  sau:
– Môt: nhanh chóng tải phần mềm và upload chương trình bên trong plc lên máy tính để lưu trữ lại. Nếu không bị khóa password và chưa bị mất chương trình.
– Hai: nhanh chóng tìm mua loại pin tương tự để thay thế cho plc.
Tùy thuộc loại PLC thì có thể bị mất chương trình sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi báo lỗi hết pin.
Đối với lỗi hết pin PLC thường gây rất nhiều khó khăn trong việc xử lý. Vì vậy, nếu tủ điện điều khiển đang có plc thì nên quan tâm đến vấn đề pin và có kế hoạch thay pin định kỳ cho plc. Tùy thuộc vào thời gian sử dụng máy sẽ có thời gian hết pin khác nhau. Nếu thời gian dùng máy nhiều thì pin sẽ lâu hết hơn, nếu máy dừng nhiều thì pin sẽ nhanh hết hơn.

Một số lỗi khác PLC thường gặp

– PLC không kết nối được với màn hình cảm ứng hmi. Nguyên nhân lỗi này có thể do dây truyền thông bị lỏng hoặc module truyền thông trên PLC bị lỗi dẫn đến không kết nối được.
– Lỗi chương trình trên PLC chạy bị sai thường rất hiếm gặp. Chủ yếu do người vận hành thao tác không đúng hoặc bị hư cảm biến hay bị kẹt tải công tắc. Trường hợp chương trình plc chạy sai chỉ có thể lý do bởi người viết chỉnh sửa chương trình không đúng nên dẫn tới bị lỗi.
– PLC có thể gặp phải lỗi bị chớp nháy ngõ ra liên tục trường hợp này thường là do plc bị lỗi CPU.
– Một số dòng plc có sử dụng module analog dạng tích hợp hoặc dạng module rời ở ngoài có thể gặp lỗi đọc tín hiệu về không đúng, bị nhiễu. Hoặc báo lỗi có thể do bị nhiễu: Do gắn gần tủ điện có biến tần, servo công suất lớn.


25/12/2020

Biến tần là thiết bị quan trọng trong hệ thống máy móc dây chuyền, biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được. Khi biến tần báo lỗi thì làm cách nào để xóa lỗi của biến tần. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua các thông tin dưới đây.

Những lỗi biến tần có thể Reset được

Tùy vào tình trạng thực tế khi biến tần bị lỗi mà có thể reset được tại chỗ như các lỗi liên qua tới quá tải, quá điện áp, quá dòng thì có thể reset được sau khi kiểm tra lại các đặc tính này. Cần phải kiểm tra và khắc phục nguyên nhân gây lỗi của biến tần trước khi reset để chạy lại. Vì nếu reset lỗi biến tần liên tục để chạy lại thì có thể gây hư hỏng cho biến tần. Chính vì vậy người dùng cầnrất cẩn thận khi biến tần báo lỗi. Có 3 cách để reset lỗi biến tần:

  • Thứ nhất: tắt nguồn biến tần sau đó mở lại lên.
  • Thứ hai: dùng phím reset lỗi trên màn hình của biến tần. (Chỉ có một số dòng biến tần hỗ trợ reset lỗi trên màn hình).
  • Thứ ba: dùng nút nhấn để reset lỗi( phải cài đặt tính năng reset lỗi trên biến tần).

Những lỗi biến tần không Reset được

  • Có một số lỗi không thể reset được trong biến tần như lỗi liên quan tới phần cứng như hư IGBT, hư hỏng các board công suất, màn hình, điều khiển. Trường hợp gặp phải có đầy đủ dụng cụ, cũng như kỹ năng để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân hư hỏng. Lên phương án khắc phục bằng cách sửa chữa hoặc thay thế linh kiện hư hỏng.
  • Một vài lỗi liên quan đến cài đặt thì không có khả năng reset lỗi. Khi đó phải reset về mặc định của nhà sản xuất( Reset Factory Default). Để reset về mặc định của nhà sản xuất, cần phải tham khảo thêm manual của nhà sản xuất. Lưu ý khi reset biến tần về mặc định nhà máy như ban đầu thì toàn bộ thông số của biến tần sẽ bị trả về như lúc còn mới. Do đó, những thông số cài đặt liên quan tới bảo vệ motor, thông số PID, truyền thông sẽ bị mất làm cho biến tần không thể chạy theo đúng như trước đó. Vì vậy khi reset mặc định người dùng cần phải hết sức cẩn thận và lưu ý.

25/12/2020

Biến tần và Servo là hai thiết bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện. Vậy khi nào nên sử dụng biến tần và lúc nào nên sử dụng servo? Tham khảo qua các thông tin dưới đây.

Biến tần là gì? Servo là gì?

– Servo là thiết bị có khả năng điều khiển có hồi tiếp bao gồm điều khiển tốc độ, torque, vị trí.
– Biến tần là thiết bị chuyên dụng dùng để thay đổi tần số vào động cơ qua đó thay đổi được tốc độ động cơ.

Sự khác nhau giữa biến tần và servo

Biến tần Bộ điều khiển Servo
Ứng dụng điều khiển Sử dụng cho các ứng dụng không yêu cầu tốc độ và độ chính xác cao, ổn định Sử dụng cho các ứng dụng điều khiển ở tốc độ và độ chính xác cao, thay đổi trạng thái nhanh và liên tục
Chế độ điều khiển Cơ bản là điều khiển tốc độ động cơ Điều khiển vị trí , tốc độ  và mô-men
Khả năng điều khiển nhiều động cơ Một biến tần có thể điều khiển nhiều động cơ Một bộ điều khiển servo cơ bản chỉ điều khiển một động cơ servo duy nhất
Độ đáp ứng Chậm Nhanh
100 rad/giây hoặc thấp hơn Khoảng 200 đến 15000 rad/giây
Chế độ khóa Không
Tần số khởi động/dừng Khoảng 20 vòng/phút hoặc thấp hơn Khoảng 20 đến 600 vòng/phút
Mô-men xoắn cực đại Khoảng 150% Khoảng 300%
Công suất Khoảng 100W đến 300kW Khoảng từ 10W đến 60W
Kích thước Lớn, nặng Nhỏ gọn và nhẹ hơn
Chi phí đầu tư Tương đối thấp Cao

Sử dụng biến tần và servo khi nào

– Nếu yêu cầu về kích thước nhỏ và cân nặng thấp thì nên lựa chọn sử dụng servo.
– Cơ cấu chỉ chạy ở một tốc độ không đổi thì chọn biến tần. Cơ cấu liên quan tới vị trí, góc quay cần độ chính xác cao thì nên sử dụng servo.


25/12/2020
ac-servo-1.jpg

AC Servo và DC Servo là 2 loại động cơ servo được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy giữa AC và DC Servo có sự khác nhau như thế nào? Tìm hiểu rõ hơn qua các thông tin dưới đây.

Khái niệm AC Servo và DC Servo 

DC Servo là gì?
– Cấu trúc cơ bản DC servo motor và động cơ DC khá tương tự với nhau.
– Tốc độ động cơ n = E / K1j = (Ua-IaRa) / K1j.
+ E là phần tử EMF quay trở lại.
+ K là hằng số.
+ J là thông lượng cực.
+ Ua, Ia là điện áp phần ứng và dòng điện.
+ Ra là phần ứng điện trở.
– Có thể điều khiển tốc độ của mô tơ DC servo  khi thay đổi Ua hoặc thay đổi φ, nhưng thường được sử dụng để điều khiển phương pháp điện áp phần ứng.
– Trong động cơ servo nam châm vĩnh cửu, cuộn dây kích thích được thay thế bằng nam châm vĩnh cửu.
– Động cơ servo DC có đặc tính điều chỉnh tuyến tính tốt và đáp ứng thời gian nhanh.

AC Servo là gì?
– Động cơ servo AC có cấu hình cơ bản tương tự như của động cơ cảm ứng AC (động cơ không đồng bộ).
– Trong stator có hai góc điện xoay 90 ° của cuộn dây kích thích Wf và cuộn dây điều khiển WcoWf. Sau đó một điện áp AC không đổi, sử dụng Wc được áp dụng cho điện áp AC hoặc thay đổi pha, để điều khiển động cơ chạy mục đích.
– AC servo có khả năng hoạt động ổn định, điều khiển tốt, độ nhạy cao, đáp ứng nhanh, đặc tính cơ học. Đặc tính điều chỉnh của các chỉ số phi tuyến tính nghiêm ngặt. (Yêu cầu ít hơn 10% đến 15% và nhỏ hơn 15% đến 25%).

 

Ưu điểm và nhược điểm của AC Servo và DC Servo 

Ưu điểm động cơ DC Servo
– Khả năng điều khiển tốc độ tốt, điều khiển trơn tru trên toàn bộ vùng tốc độ, hầu như không dao động.
– Có hiệu suất cao hơn 90%,điều khiển tốc độ cao, điều khiển vị trí chính xác cao, ít nhiệt. (Tùy thuộc vào độ chính xác của bộ mã hóa).
– Tiếng ồn thấp, quán tính thấp, Mô-men xoắn, không có bàn chải mặc, bảo trì miễn phí. (với môi trường không có bụi, nổ)
Nhược điểm động cơ DC Servo
DC Servo điều khiển phức tạp hơn, các thông số ổ đĩa cần phải điều chỉnh các thông số PID để xác định nhu cầu kết nối nhiều hơn.
Ưu điểm động cơ AC Servo
– AC Servo kiểm soát tốc độ chính xác.
– Tốc độ mô-men xoắn rất khó, nguyên tắc điều khiển đơn giản, sử dụng dễ, giá thành rẻ.
Nhược điểm động cơ AC Servo
Bàn chải cho giới hạn tốc độ, sức đề kháng bổ sung. Dẫn đến các hạt mài mòn (không thích hợp môi trường không có bụi )


Hà Nội

Trụ sở chính


1800.6345

1900.6536

hoplong.com

[email protected]

Chi nhánh

We Are Everywhere



Hệ thống chi nhánh

Văn phòng: 87 Lĩnh Nam, Hà NộiKho: 946 Bạch Đằng, Hà NộiNhà máy: 22/64 Sài Đồng , Hà NộiCN1: 27 Vũ Giới – Bắc NinhCN2: 23 – BS1 Khu Đô thị PG, An ĐồngCN3: 35 Chu Mạnh Trinh, Đà NẵngCN4: 84/4 Phan Văn Hớn, Quận 12


Hợp Long Social

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi Hoplong trên mạng xã hội để cập nhật các thông tin và hoạt động mới nhất.