Điểm giống và khác nhau ở một số CB thông dụng

CB (Circuit Breaker) còn được gọi với tên phổ biến hiện nay là Aptomat. Mang cho mình chức năng cực kỳ quan trọng, trong quá trình đảm bảo điện lưới cho gia đình bạn. Chúng còn dùng để ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp,… giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng điện lưới trong gia đình.
Các loại CB trên thị trường hiện nay:
– MCB (Miniature Circuit Bkeaker) là aptomat loại tép, thường có dòng cắt định và dòng cắt quá tải thấp (100A/10kA)
– MCCB (moulded case circuit breaker) là aptomat khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 150kA)
– RCCB (Residual Current Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch có chức năng nâng cao chống dòng rò (CB chống giật).
– RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) là thiết bị chuyển mạch có khả năng chống dòng rò + bảo vệ quá dòng (CB tích hợp 2 chức năng).
– ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch có khả năng chống dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò (CB tích hợp 3 chức năng). Có thể hiểu đơn giản như công thức sau: ELCB = RCCB + MCB(MCCB)
– MPCB (Motor Protection Circuit Breakers) là thiết bị chuyển mạch chuyên dụng cho động cơ. Các đặc tính của MPCB được thiết kế đặc biệt để bảo vệ động cơ, cho phép dòng vào nhưng ngăn chặn mọi tình trạng quá dòng (CB chuyên dụng cho động cơ).
– ACB (Air Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch loại không khí (Ở đây buồng dập hồ quang là không khí nhé). ACB là thiết bị không thể thiếu trong các Tủ hạ thế, tủ máy biến áp và tủ hòa đồng bộ máy phát điện (phần điện nặng).
– VCB (Vacuum Circuit Breakers) là thiết bị chuyển mạch loại chân không (Ở đây buồng dập hồ quang là chân không nhé). VCB là thiết bị đặc thù không thể thiếu trong các tủ trung thế, thiết bị này thường được tích hợp sẵn trong hệ thống Tủ trung thế RMU. Thiết bị này hoạt động được trong môi trường điện áp cao (có thể lên tới xxx KV).