Smart Factory là gì?

08/03/2021by Hợp Long0

Nhà máy thông minh (Smart Factory) hay Connected Factory được xem là sự tiến hóa vượt bậc từ một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang hệ thống sản xuất kết nối và linh hoạt – một hệ thống mà có thể kết nối và xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh để có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu của thị trường. Để tìm hiểu cụ thể Smart Factory là gì? Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Smart Factory là gì?

Smart Factory – Nhà máy thông minh (còn được biết đến là Digital Factory, Connected Factory) là thuật ngữ mô tả một môi trường nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện quy trình thông qua tự động hoá và tối ưu hoá. Đây là khả năng được xây dựng thông qua việc vận dụng phối hợp các công nghệ 4.0 như AI (trí tuệ nhân tạo), Big data (dữ liệu lớn), IIoT (internet của vạn vật trong công nghiệp), các hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến như ERP hay MES… Sự phối hợp này cho phép nhà máy thông minh có thể tự vận hành phần lớn các tác vụ với khả năng tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Trong nhà máy thông minh, các quy trình cũng được chuẩn hóa nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị IoT và hệ thống phần mềm quản lý giám sát. Do đó các thiết bị có thể điều khiển từ xa với rất ít sự tham gia vận hành của con người. Thông qua cảm biến điện tử tích hợp trong dây chuyền máy móc, những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ được phát hiện và loại bỏ. Quá trình này được theo dõi và giám sát từ xa tại phòng điều khiển sản xuất trung tâm. Dữ liệu từ dưới phân xưởng được thu thập, phân tích và kết nối tới các thiết bị hiển thị kỹ thuật số, từ đó giúp nhà quản lý nắm được tình trạng hoạt động của nhà máy thông qua những màn hình lớn để theo dõi lịch sản xuất, trực quan hóa toàn bộ dây chuyền vận hành và hiệu suất thiết bị tổng thể… Có thể thấy mọi công đoạn đều được xâu chuỗi nhờ sự kết nối ngầm của dữ liệu, đem đến sự minh bạch thông tin cho các thành phần trong doanh nghiệp từ xưởng sản xuất đến phòng ban chức năng…

Một vài đặc trưng của nhà máy thông minh phải kể đến là tự động hóa của máy móc thông minh kết hợp với robot công nghiệp cùng những chiếc xe tự hành AGV; khả năng kết nối dữ liệu từ tầng máy móc vận hành tới tầng công nghệ thông tin; tính realtime nhờ vào kết nối đa chiều máy móc – thiết bị – con người hay khả năng trực quan hóa hiện trường sản xuất cũng như trực quan hóa tại các phòng điều hành. Trong đó, tính kết nối nhờ Internet vạn vật (IoT) được coi đặc tính nổi bật nhất và tạo ra sự khác biệt của Smart Factory so với những mô hình nhà máy trong các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đó. Từ đây, mỗi doanh nghiệp có thể kết nối và xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như từ các nhà cung cấp và khách hàng cho phép cái nhìn toàn diện, thúc đẩy hiệu quả mạng lưới cung ứng tổng thể cao hơn.

Lợi ích của Smart Factory là gì?

Mô hình Smart Factory hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thu thập dữ liệu một cách có định hướng để góp phần kiểm soát QCD (Quality – Chất lượng, Cost – Chi phí, Delivery – Tiến độ giao hàng) trên toàn bộ chuỗi giá trị, bởi đây là ba mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào.

– Quản lý chất lượng (Q – Quality)

Trong bối cảnh thị trường ngày một khó tính hiện nay, để duy trì khả năng cạnh tranh, chất lượng là yếu tố quyết định. Trong mô hình nhà máy thông minh, mỗi doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua tính năng cảnh bảo đối với các vấn đề bất thường trong quá trình sản xuất cũng như khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm

– Kiểm soát chi phí (C – Cost)

Việc cắt giảm chi phí là ước mơ của bất kỳ nhà quản trị nào, đặc biệt với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Việc đưa nhà máy trở nên thông minh hơn cho phép các đơn vị giảm chi phí sản xuất thông qua phát hiện các yếu tố làm lãng phí trong hoạt động vận hành tại nhà máy;

– Tối ưu tiến độ sản xuất (D – Delivery)

Hiếm doanh nghiệp nào có thể đảm bảo 100% thậm chí 90% tiến độ mọi đơn hàng. Nguyên do thường tới từ những khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực sản xuất, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tập trung vào đơn hàng trọng điểm mà bỏ lỡ các đơn hàng khác. Với mỗi nhà máy thông minh, quản lý phân xưởng có thể theo dõi và giám sát hoạt động sản xuất theo thời gian thực cũng như dễ dàng quản trị, điều phối hoạt động vận hành trong nhà máy. Từ đó cho phép cải thiện thời gian gián đoạn hoạt động, tăng khả năng đáp ứng tiến độ giao hàng;

Khi triển khai ứng dụng mô hình nhà máy thông minh, doanh nghiệp sẽ có thể tối ưu hóa năng lực sản xuất, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh và góp phần mở rộng phạm vi cơ hội gia nhập thị trường quốc tế.

Triển khai nhà máy thông minh cần bắt đầu từ đâu?

Không có một công thức cụ thể nào cho việc ứng dụng Smart Factory. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ dự án ứng dụng công nghệ nào muốn đảm bảo thành công, cần tiến hành các bước cơ bản:

Chuẩn bị tư duy cho nhà điều hành: thay đổi tư duy từ chỗ hành động dựa trên kinh nghiệm, cảm tính sang phân tích logic dựa trên những dữ liệu thu thập được.

Xây dựng một bộ phận chuyên trách phụ trách dự án xây dựng mô hình Nhà máy thông minh, bao gồm những người có khả năng quyết định và chịu trách nhiệm cùng đội ngũ chuyên gia công nghệ.

Lựa chọn nhà cung cấp giải pháp công nghệ phù hợp, có kinh nghiệm và trách nhiệm.

Sau khi tiến hành các bước nêu trên, việc bắt đầu triển khai mô hình nhà máy thông minh ở cấp độ nào sẽ phụ thuộc vào chiến lược và điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp và nhà cung cấp giải pháp có thể ngồi lại với nhau và tùy chỉnh phương tiếp cận mô hình Nhà máy thông minh phù hợp nhất.

Khi công nghệ đang phát triển như vũ bão thì sử dụng Smart Factory như một phương pháp duy trì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần phải xác định rằng, đây không chỉ dừng lại ở một dự án công nghệ mà còn là chiến lược sống còn của doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm, giải pháp công nghệ IoT của HopLong Tech cũng như được nghe tư vấn chi tiết nhất từ các chuyên gia, quý khách hàng và đối tác có thể liên hệ tới Hotline 1900 6536 hoặc truy cập cổng thông tin tại: https://iiot.hoplongtech.com/

Hợp Long


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Hà Nội

Trụ sở chính


1800.6345

1900.6536

hoplong.com

[email protected]

Chi nhánh

We Are Everywhere



Hệ thống chi nhánh

Văn phòng: 87 Lĩnh Nam, Hà NộiKho: 946 Bạch Đằng, Hà NộiNhà máy: 22/64 Sài Đồng , Hà NộiCN1: 27 Vũ Giới – Bắc NinhCN2: 23 – BS1 Khu Đô thị PG, An ĐồngCN3: 35 Chu Mạnh Trinh, Đà NẵngCN4: 84/4 Phan Văn Hớn, Quận 12


Hợp Long Social

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi Hoplong trên mạng xã hội để cập nhật các thông tin và hoạt động mới nhất.