Sơ đồ đấu chân của biến tần – Holongtech

Các dòng biến tần được sử dụng phổ biến hiện nay, dù là của các hãng khác nhau, có thể là của Schneider, Omron, Sienmens… đều có cấu trúc chân đấu (cầu đấu) và chức năng tương tự nhau:
– Các cầu đấu lực vào/ra của biến tần
– Các chân đầu vào dạng số (Digital Input) có thể được lập trình làm các đầu vào điều khiển biến tần để thực hiện một số chức năng như: chạy/dừng, đảo chiều, cài đặt tốc độ,…Điện áp đưa vào thường là điện áp 24VDC
– Các chân đầu vào dạng tương tự (Analog Input) thường được đặt vào giá trị đặt tốc độ cho biến tần dạng liên tục(hoặc một số tín hiệu phản hồi tốc độ, giá trị đo,… nếu sử dụng bộ điều khiển PID bên trong biến tần). Tín hiệu đưa vào ở đây thường là dạng dòng điện (0/4…20mA) hoặc điện áp (0…10V). Có thể có một hoặc nhiều đầu vào tương tự, tùy thuộc dòng biến tần.
– Các chân đầu ra số (Digital Output) để đưa ra các tín hiệu trạng thái làm việc của biến tần dưới dạng điện áp 24VDC. Các chân đầu ra số này khi sử dụng cần hết sức chú ý bởi nó không phải ở dạng tiếp điểm khô, nếu nhầm lẫn đưa điện áp không phù hợp vào sẽ dễ gây hỏng đầu ra này.
– Các chân đầu ra dạng Rơ le (Relay Output) thực chất đưa ra 1 hoặc 1 cặp tiếp điểm của Rơ le nội bộ biến tần, cũng có tác dụng đưa ra tín hiệu báo trạng thái làm việc của biến tần nhưng có thể dùng với nhiều loại điện áp khác nhau, có lợi hơn so với Digital Output.
– Các chân đầu ra tương tự (Analog Output) có thể đưa ra phản hồi của một số thông số ở dạng liên tục (tốc độ động cơ, tốc độ đặt, dòng điện, điện áp,…)
– Các chân cấp nguồn DC ra (DC Output) cấp ra nguồn điện thường là 24VDC và 10VDC (công suất tương đối nhỏ), tương ứng với điện áp sử dụng ở các chân đầu vào, ra của biến tần.
– Chân dừng khẩn cấp (Emergency Stop) thường hoạt động theo cơ chế duy trì, nếu có điện áp duy trì trên chân này thì biến tần mới được phép hoạt động. Chân này thường được đưa qua các tiếp điểm bên ngoài đưa đến để dừng khẩn cấp biến tần.
– Ngoài các chân nói trên thì biến tần còn có thể có thêm các chân truyền thông, chân chống nhiễu.
Xem thêm:
– Hướng dẫn cách đấu dây biến tần LS đúng kĩ thuật
– Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của biến tần