Biến tần Archives - Công ty cổ phần công nghệ Hợp Long

09/12/2021
nguyen-ly-hoat-dong-bien-tan-1-pha.png

Biến tần là thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp với công dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác mà có thể điều chỉnh.

Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng biến tần là dòng biến tần 1 pha và biến tần 3 pha. Vậy câu hỏi được đặt ra là biến tần 1 pha và 3 pha có điểm gì khác nhau không? Xem chi tiết chia sẻ bên dưới của Hợp Long để có được câu trả lời.

Đặc điểm biến tần 1 pha

Biến tần 1 pha có đầu vào với nguồn cấp chỉ 1 pha 220V và đầu ra của biến tần vẫn là 3 pha 380V. Thông thường, biến tần 1 pha sẽ có điện áp 220V và được sử dụng ở các lưới điện gia dụng.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay thường phổ biến loại biến tần có đầu vào 3 pha 220V. Và khi được cấp 1 pha 220V thì biến tần vẫn sẽ hoạt động bình thường.

Đặc điểm biến tần 3 pha

Biến tần có đầu vào 3 pha 220V, khi được cấp nguồn 1 pha thì bạn cần phải cấp đúng theo tài liệu hướng dẫn đi kèm. Vì nhiều trường hợp nguồn động lực thì còn liên quan tới nguồn điều khiển.

Ví dụ: biến tần có ngõ vào là L1, L2, L3. Nguồn điều khiển ở L1 và L3. Nếu như bạn cấp nguồn ở L1, L2 thì biến tần sẽ không thể hoạt động. Còn đối với biến tần 380V thì đa số sẽ có khả năng cấp nguồn 1 pha 380V để hoạt động. Do đó, khi chọn mua bạn cần hỏi rõ nhà cung cấp để đúng với mục đích sử dụng.

Trên thị trường có loại biến tần đầu ra 1 pha không?

Hiện nay, trên thị trường đa phần các loại biến tần đều là loại có đầu ra 3 pha. Tuy nhiên, có một số hãng đã chỉnh sửa board mạch và lắp đặt thêm phụ kiện để biến biến tần 3 pha biến thành loại biến tần có ngõ ra 1 pha. Trên thực tế, loại biến tần này có 1 nhược điểm, đó là chất lượng điều khiển không thể bằng loại 3 pha. Bởi nguyên lý hoạt động của motor 3 pha và 1 pha là hoàn toàn khác nhau.
Do đó, bạn không nên sử dụng biến tần 3 pha để chạy động cơ 1 pha. Vì biến tần này có thể sẽ báo lỗi hoặc hỏng. Nếu thực sự cần giải pháp điều khiển tốc độ cho động cơ 1 pha thì bạn nên dùng dimmer chuyên dùng để điều khiển tốc độ của quạt.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về biến tần 1 pha và biến tần 3 pha. Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã có được câu trả lời cho các thắc mắc của mình. Chi tiết liên hệ trực tiếp Hotline 1900 6536 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất
Xem thêm:
Tổng hợp hướng dẫn cài đặt các dòng biến tần phổ biến
Sơ đồ đấu chân của biến tần

16/09/2021
tai-xuong.jpg

Cách đấu dây điều khiển PLC với biến tần như thế nào? Cách làm ra sao mới là đúng và chính xác nhất? Nếu đây là các vấn đề mà bạn đọc đang thắc mắc thì xem ngay chia sẻ sau của Hợp Long để có được chi tiết câu trả lời.

Cách đấu dây điều khiển PLC với biến tần

Trong trường hợp tủ điện công nghiệp có cả PLC và biến tần thì bạn cần phải kết nối dây điều khiển giữa PLC và biến tần để PLC có thể điều khiển biến tần. Vậy câu hỏi đặt ra là kết nối dây điều khiển giữa PLC và biến tần như thế nào?

Cách đấu dây điều khiển giữa PLC và biến tần

Kết nối chân điều khiển Run/Stop của biến tần với PLC

Trên biến tần thường có cấu tạo gồm có 2 chân là: chân Run và Stp và chân chung.

Đối với PLC có ngõ ra relay thì bạn chỉ cần đấu  nối chân chung từ biến tần lên PLC và sau đó dùng relay để kích nối chung theo trình tự lần lượt với các chân Run/Stop đề điều khiển biến tần.

Còn đối với PLC có ngõ ra dạng transistor hoặc điện áp thì bạn cần phải kiểm tra, xem kỹ chân điều khiển của biến tần ở dạng sink hay source. Sau đó mới có thể tiến hành kết nối PLC với biến tần theo hướng dẫn của hãng.

Kết nối chân điều khiển tốc độ – tần số giữa PLC và biến tần

Để PLC có thể điều khiển tần số của biến tần thì chúng ta thường sử dụng phương pháp điều khiển bằng analog. Theo đó, trên PLC buộc phải được tích hợp module analog dạng (0-10V hoặc 4-20mA). Sau đó, bạn tiến hành kết nối chân này vào chân nhận analog của biến tần. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với một số loại biến tần thì chân nhận tín hiệu analog sẽ có công tắc gạt chọn chế độ nhận dòng hay áp. Nên các bạn cần lưu ý đến công tắc này để kết nối sao cho đúng. Cần chú ý tránh kết nối áp và dòng lẫn lộn nhau. Vì có thể dây ra hư hỏng chân tín hiệu Analog.

Hợp Long hiện là nhà phân phối thiết bị điện công nghiệp, thiết bị tự động hóa chính hãng, giá tốt nhất Việt Nam. Chúng tôi có trụ sở, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng …… sẵn sàng phục vụ 24/7 ngay khi quý khách có nhu cầu.
Xem thêm:
Ngôn ngữ lập trình PLC LAD/LD (Ladder Logic/Ladder Diagram)
Nên lựa chọn PLC hay mạch vi xử lý điều khiển?


19/07/2021
huong-dan-cai-dat-cac-dong-bien-tan.jpg

Mọi thứ đều trở nên đơn giản và dễ dàng khi Quý khách hàng mua và sử dụng dịch vụ của Hợp Long. Dưới đây là hướng dẫn vô cùng chi tiết các bước cài đặt biến tần, giúp Quý khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hãy theo dõi hoplongtech và ghé thăm kênh youtube https://www.youtube.com/channel/UCVAAwrppS45yC10KcpjKsqg của chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích nhé ^^
✔️ Hướng dẫn cài đặt biến tần ATV610 Schneider chạy RUN STOP
✔️ Hướng dẫn cài đặt Biến tần ATV610 Schneider chạy RUN STOP trên mặt và chỉnh tần số bằng biến trở ( chiết áp) ngoài :
✔️ Hướng dẫn cài đặt biến tần ATV310 schneider đơn giản và chính xác
✔️ Hướng dẫn cài đặt Biến tần ATV320 Schneider chạy 8 cấp tốc độ
✔️ Hướng dẫn cài đặt biến tần LS IG5H chạy PID
✔️ Hướng dẫn cài đặt Biến tần LS IS7 điều khiển nhiều cấp tốc độ
✔️ Hướng dẫn cài đặt biến tần LS H100 chạy RUN STOP đơn giản
✔️ Hướng dẫn cài đặt biến tần Delta MS300 cơ bản
✔️ Hướng dẫn cài đặt biến tần Delta MS300 nhận tín hiệu Analog
✔️ Hướng dẫn cài đặt biến tần LS H100 chạy Tăng Giảm tần số bằng nút nhấn
✔️ Hướng Dẫn Cài Đặt Và Đấu Nối Cơ Bản Biến Tần MD200
✔️ Hướng dẫn cài đặt biến tần Mitsubishi FR-CS80

09/03/2021
so-do-mach-dien-ben-trong-cua-bien-tan.jpg

Bạn đang thắc mắc không biết biến tần là gì? Nguyên lý hoạt động của biến tần ra sao? Sơ đồ mạch điện như thế nào? Xem chi tiết bài chia sẻ sau của Hợp Long để được giải đáp chính xác nhất.

Khái niệm biến tần

Biến tần là một thiết bị điện được sử dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác.

Hiểu đơn giản, biến tần là thiết bị có khả năng thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây ở bên trong động cơ. Qua đó điều khiển tốc độ động cơ 1 cách vô cấp mà không cần sử dụng đến các hộp số cơ khí.

Sơ đồ mạch bên trong của một biến tần

Nguyên lý hoạt động của biến tần

Biến tần/Inverter có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Cụ thể:

Nguồn điện xoay chiều một pha/ba pha được chỉnh lưu. Sau đó lọc thành nguồn điện một chiều bằng phẳng nhờ bộ chỉnh lưu cầu diobe và tự điện. Do đó, cos (phi) – hệ số công suất biến tần có giá trị hoàn toàn không phụ thuộc vào tải và có Min = 0.96.

Tiếp đó, điện áp một chiều sẽ được biến đổi nghịch lưu thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Thông qua hệ IGBT bằng cách điều chỉnh độ rộng xung.

* IGBT: Trasistor lưỡng cực có cổng cách ly

* PWM: độ rộng xung

Sơ đồ chi tiết mạch điện của biến tần

Dạng sóng điện áp và dòng điện đầu ra biến tần

Nhờ công nghệ bán dẫn lực và công nghệ vi xử lý hiện nay rất phát triển, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm đi tiếng ồn cho động cơ. Đồng thời giảm tổn thất trên lõi sắt của động cơ.

Theo lý thuyết, giữa điện áp và tần số có một quy luật nhất định tùy theo chế độ điều khiển. Đối với các loại tải có momen không đổi thì tỷ số giữa tần số và điện áp không đổi.

Tuy nhiên, đối với tải bơm và quạt thì quy luật này sẽ là hàm bậc 4. Cụ thể là điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Do đó, đặc tính momen sẽ là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm-quạt.

Lợi ích của biến tần/Inverter

Sử dụng biến tần trong nhà máy đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích, tiết kiệm chi phí. Cùng tổng hợp lại các lợi ích của việc sử dụng biến tần:

+ Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ thiết bị điện trong hệ thống

+ Giảm mài mòn cơ khí, bảo vệ động cơ hiệu quả

+ Tăng năng suất và hiệu quả sản xuất

+ Khả năng thay đổi linh hoạt tốc độ động cơ, đáp ứng các yêu cầu công nghệ trong sản xuất.

Sử dụng biến tần cần lưu ý điều gì?

Là thiết bị vô cùng hữu dụng, khi sử dụng biến tần bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Đọc kỹ thông số kỹ thuật của biến tần

+ Chỉ để người có chuyên môn kỹ thuật cao lắp đặt, đấu nối và sử dụng biến tần

+ Nên tìm hiểu kỹ các tính năng đi kèm của biến tần: chống nước, chống ăn mòn, bụi…. trước khi quyết định lắp đặt, sử dụng.

+ Bạn nên tiến hành bảo dưỡng biến tần định kỳ để đảm bảo năng suất hoạt động.

Các loại biến tần Hợp Long cung cấp chính hãng

Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp. Hợp Long phân phối chính hãng rất nhiều loại biến tần với đa dạng công suất, hãng sản xuất. Sau đây là một vài loại biến tần được người dùng lựa chọn nhiều cho bạn đọc tham khảo.

+ Biến tần Schneider

+ Biến tần LS

+ Biến tần Siemens

+ Biến tần Omron

+ Biến tần Mitsubishi

+ Biến tần Delta

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về biến tần hay sở hữu biến tần chính hãng liên hệ Hợp Long qua Hotline 1900 6536. Xin cảm ơn!


25/12/2020

Biến tần và Servo là hai thiết bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện. Vậy khi nào nên sử dụng biến tần và lúc nào nên sử dụng servo? Tham khảo qua các thông tin dưới đây.

Biến tần là gì? Servo là gì?

– Servo là thiết bị có khả năng điều khiển có hồi tiếp bao gồm điều khiển tốc độ, torque, vị trí.
– Biến tần là thiết bị chuyên dụng dùng để thay đổi tần số vào động cơ qua đó thay đổi được tốc độ động cơ.

Sự khác nhau giữa biến tần và servo

Biến tần Bộ điều khiển Servo
Ứng dụng điều khiển Sử dụng cho các ứng dụng không yêu cầu tốc độ và độ chính xác cao, ổn định Sử dụng cho các ứng dụng điều khiển ở tốc độ và độ chính xác cao, thay đổi trạng thái nhanh và liên tục
Chế độ điều khiển Cơ bản là điều khiển tốc độ động cơ Điều khiển vị trí , tốc độ  và mô-men
Khả năng điều khiển nhiều động cơ Một biến tần có thể điều khiển nhiều động cơ Một bộ điều khiển servo cơ bản chỉ điều khiển một động cơ servo duy nhất
Độ đáp ứng Chậm Nhanh
100 rad/giây hoặc thấp hơn Khoảng 200 đến 15000 rad/giây
Chế độ khóa Không
Tần số khởi động/dừng Khoảng 20 vòng/phút hoặc thấp hơn Khoảng 20 đến 600 vòng/phút
Mô-men xoắn cực đại Khoảng 150% Khoảng 300%
Công suất Khoảng 100W đến 300kW Khoảng từ 10W đến 60W
Kích thước Lớn, nặng Nhỏ gọn và nhẹ hơn
Chi phí đầu tư Tương đối thấp Cao

Sử dụng biến tần và servo khi nào

– Nếu yêu cầu về kích thước nhỏ và cân nặng thấp thì nên lựa chọn sử dụng servo.
– Cơ cấu chỉ chạy ở một tốc độ không đổi thì chọn biến tần. Cơ cấu liên quan tới vị trí, góc quay cần độ chính xác cao thì nên sử dụng servo.


Hà Nội

Trụ sở chính


1800.6345

1900.6536

hoplong.com

[email protected]

Chi nhánh

We Are Everywhere



Hệ thống chi nhánh

Văn phòng: 87 Lĩnh Nam, Hà NộiKho: 946 Bạch Đằng, Hà NộiNhà máy: 22/64 Sài Đồng , Hà NộiCN1: 27 Vũ Giới – Bắc NinhCN2: 23 – BS1 Khu Đô thị PG, An ĐồngCN3: 35 Chu Mạnh Trinh, Đà NẵngCN4: 84/4 Phan Văn Hớn, Quận 12


Hợp Long Social

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi Hoplong trên mạng xã hội để cập nhật các thông tin và hoạt động mới nhất.