Tổng quan về cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất là gì? Có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Hay cảm biến áp suất được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết này, Hợp Long sẽ giải đáp chi tiết các băn khoăn trên để bạn đọc tham khảo.
Khái niệm cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất có tên tiếng anh là Pressure Transmitter. Đây là thiết bị chuyên dùng để đo áp suất của lưu chất tác động lên một mặt diện tích. Cảm biến áp suất thường được dùng để đo áp suất bên trong các hệ thống máy móc công nghiệp, đo áp suất khí, dầu, nước… nhằm mục đích cảnh báo người dùng trước khi xảy ra sự cố, thảm họa… để phục vụ cho việc giám sát trong các quy trình sản xuất.
Cảm biến áp suất có những loại nào?
1, Cảm biến áp suất tuyệt đối: Có tên tiếng Anh là Absolute Pressure Transmitter. Đây là áp suất được sử dụng để đo trong môi trường chân không, bằng áp suất tương đối cộng với áp suất khí quyển.
2, Cảm biến đo chênh áp: Dòng cảm biến này có tên tiếng anh là Differential Pressure Transmitter được sử dụng để đo sự khác biệt áp suất giữa 2 vị trí đo.
3, Cảm biến đo áp suất tương đối
Áp suất tương đối bằng áp suất tuyệt đối trừ áp suất khí quyển. Cảm biến áp suất hiện được ứng dụng rộng rãi để đo áp suất nước, áp suất khí nén, áp suất gas….
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất thực chất là một đầu dò có chức năng thực hiện chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện dạng tương tự. Hiện nay có nhiều loại đầu dò với áp suất khác nhau như:
+ Đầu dò áp suất đầu ra kỹ thuật số
+ Đầu dò áp suất điện dung
+ Đầu dò áp suất đầu ra điện áp/dòng điện,… và nhiều dòng khác
Tuy nhiên, trong tất cả các loại đầu dò áp suất thì việc chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện đạt được bằng sự biến dạng vật lý của màng ngăn áp suất. Sau đó sẽ tạo ra sự thay đổi điện trở tỷ lệ thuận với áp suất.
Ví dụ: Cảm biến áp suất có dãy đo là từ 0-10bar, ngõ ra từ 4-20mA. Ở trạng thái áp suất bằng 0 bar thì màng áp suất bình thường, không biến dạng tín hiệu là 4mA. Khi có áp suất tác dụng lên màng biến dạng sẽ làm cho điện trở thay đổi => tín hiệu điện thay đổi. Dựa vào tín hiệu điên thay đổi từ đó chúng ta sẽ biết được giá trị áp suất.
Ứng dụng của cảm biến áp suất trong thực tế
Cảm biến áp suất hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:
+ Đo áp suất nước, áp suất khí nén, áp suất thuỷ lực, áp suất gas, áp suất các chất lỏng khác…
+ Cảm biến áp suất sử dụng để đo trong hệ thống lò hơi, thường đo trực tiếp trên lò hơi. Khu vực này cần đo chính xác & phải chịu nhiệt độ cao
+ Trạm bơm nước
+ Để điều áp hoặc điều khiển áp suất sau van điều khiển thì cảm biến áp suất đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp áp suất đầu ra sau van điều khiển
+ Trên các xe cẩu thường có các ben thuỷ lực, yêu cầu giám sát các ben thuỷ lực này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến lực kéo của ben. Vì thế họ luôn lắp cảm biến áp suất để giám sát áp suất trên các ben thuỷ lực này
+ Các tank chứa nước hoặc nguyên vật liệu thường dùng cảm biến áp suất để đo mức các tank này
Các lưu ý khi chọn mua cảm biến áp suất
Để có thể chọn mua được thiết bị cảm biến áp suất chất lượng, hoạt động bền bỉ, chính xác và phù hợp ứng dụng, mời bạn tham khảo các lưu ý khi chọn mua cảm biến áp suất.
+ Dãy đo áp suất của cảm biến là bao nhiêu?
+ Môi trường cần đo là gì? nước hay dầu, môi trường có khả năng ăn mòn cao không?
+ Nguồn ra của cảm biến là gì? 4-20mA hay 0-10V…..
+ Sai số của cảm biến áp suất
+ Khả năng chịu quá áp của cảm biến áp suất tương đối với dãy đo áp suất đang dùng
+ Nhiệt độ làm việc: có thể làm việc tốt dưới 80°C. Khi áp suất đo có nhiệt độ cao hơn 80°C, chúng ta nên dùng ống si phon để giảm nhiệt bảo vệ cho cảm biến .
Chúng tôi có trụ sở, chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh …… sẵn sàng phục vụ 24/7 ngay khi quý khách có nhu cầu mua thiết bị tự động hóa. Chi tiết liên hệ Hotline 1900 6536 để được tư vấn chi tiết, giải đáp chính xác.